Căng thẳng xét tuyển nguyện vọng một

Đến ngày 20/8, các trường đại học (ĐH) sẽ kết thúc việc xét tuyển nguyện vọng một. Có thể thấy, đợt xét tuyển đầu tiên này đã gây nhiều căng thẳng cho thí sinh và cả phụ huynh.
Căng thẳng xét tuyển nguyện vọng một

Phập phồng nỗi lo

Khu vực đón tiếp thí sinh đến đăng ký xét tuyển của các trường ĐH ở Hà Nội trong nửa tháng trở lại đây liên tục nhộn nhịp. Những khu vực quảng bá hình ảnh của trường, giới thiệu các chuyên ngành đào tạo; những dãy bàn tư vấn cho thí sinh (TS), phụ huynh về việc đăng ký xét tuyển nguyện vọng một thu hút đông đảo thí sinh. Không vã mồ hôi như những ngày thi cử nắng nóng, song dễ dàng nhận thấy, giữa cảnh “tay xách nách mang”, “bố mẹ cặp con” lên Hà Nội tìm trường, tìm thầy tư vấn… vẫn lộ rõ nét ưu tư, lo lắng của TS và người nhà.

Với mơ ước trở thành sinh viên ĐH Xây dựng (Hà Nội), Nguyễn Minh Văn, một TS ở huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã cùng mẹ vượt chặng đường xa để về Hà Nội nộp hồ sơ. Văn được 20,25 cộng cả điểm ưu tiên nên em rất hy vọng sẽ trở thành sinh viên của trường này. Mẹ Văn, chị Lê Thị Tảo cho biết, do hai mẹ con về Hà Nội đúng thời điểm Điện Biên có lũ lụt nên vô cùng khổ sở. Hình thức xét tuyển như thế này gây khó khăn cho học sinh và phụ huynh, nhất là những người ở xa như chị Tảo.

Căng thẳng xét tuyển nguyện vọng một - anh 1

Căng thẳng xét tuyển nguyện vọng một

Anh Nguyễn Sỹ Hiền ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) cũng bỏ công việc nhà đưa cậu con trai Nguyễn Sỹ Dũng ra Hà Nội vì nếu để mình con đi thì gia đình rất lo. Anh cho biết: “Hai cha con ra phải ở nhà trọ cùng đứa cháu là sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân. Ra đây thì vất vả, tốn kém nhưng thấy xét tuyển năm nay rắc rối nên đành chịu”.

Em Nguyễn Hoàng Việt, ở Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) sau nửa tháng nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, với điểm xét tuyển là 20 điểm, lại vất vả đến trường để làm thủ tục rút hồ sơ. Hai mẹ con đi từ 6 giờ sáng, sau khi xếp hàng làm thủ tục rút hồ sơ thì nhận được giấy hẹn sẽ trả hồ sơ vào sáng hôm sau. Sáng hôm sau Việt lại đến xếp hàng từ sáng sớm tới gần 10 giờ mới nhận được hồ sơ. Bà Công Thị Toàn, mẹ của Việt lo lắng, nếu việc rút hồ sơ ở các trường đều khó khăn như ở Trường ĐH Bách khoa thì có thể cháu sẽ không kịp nộp vào trường ĐH khác.

“Rối như canh hẹ”

Theo dõi thông tin tuyển sinh qua internet gây khó khăn, vất vả cho TS ở những thành phố, thì với những TS ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa lại càng khó khăn hơn. Nguyễn Văn Dũng, ở huyện Lạng Giang (Bắc Giang) cho biết, nhà không có internet, hằng ngày em phải sang nhà bạn để theo dõi thông tin xét tuyển. Tuy nhiên, bảng danh sách TS nộp hồ sơ giống như “ma trận” khiến Dũng không thể biết điểm của mình đứng thứ bao nhiêu, có cơ hội trúng tuyển hay không.

Trong lúc các trường đang rối bời chưa biết xử lý thế nào với chồng chất danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng một, thì bất ngờ cuối ngày 11/8, Bộ GD&ĐT ra Công văn 4079 hỗ trợ TS thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường ĐH, CĐ. Thực tế, việc Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Cục Khảo thí) can thiệp chuyện xét tuyển của các trường đã gây khó khăn, giờ lại thêm Sở GD&ĐT, trường THPT can thiệp nữa thì tình hình xét tuyển sẽ rối thêm.

Một cán bộ về hưu, nguyên lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT), nhận xét, có vẻ như việc xét tuyển đang rơi vào trạng thái “khủng hoảng thông tin”, gây khó khăn không chỉ cho TS điểm cao, mà còn cho chính các trường, nhất là các trường dùng nhiều tổ hợp môn để xét tuyển vào một ngành. Các TS điểm cao thì muốn trúng tuyển vào trường tốp trên, ngành hấp dẫn; trường thì cũng muốn tuyển được TS giỏi. Những hướng dẫn của Cục Khảo thí rối rắm, đôi khi mâu thuẫn làm cho TS (nhất là TS điểm cao) không biết mình có thể trúng tuyển (đậu) hay rớt, nhưng các trường lại “không được phép để TS hiểu nhầm điểm trúng tuyển tạm thời, gây hoang mang cho các em”.

Điều nguy hiểm cho chính các TS hiện nay là việc rút hồ sơ phải đi kèm (ngay lập tức) việc trả dữ liệu của TS về kho dữ liệu chung của Cục Khảo thí để TS có thể tham gia xét tuyển ở ngành mới, trường mới. Thực tế đã xuất hiện những trường hợp TS tuy đã rút hồ sơ ở trường này nhưng chưa thể xuất hiện trong danh sách các trường khác vì dữ liệu ở trường cũ chưa xóa. Do đó, “nút thắt” đang nằm ở Cục Khảo thí của Bộ GD&ĐT.

Nhiều lãnh đạo các trường ĐH cũng băn khoăn: “Bộ ban hành Công văn 4079 là theo dư luận và muốn tốt cho TS. Tuy nhiên, nếu muốn làm việc tốt mà cách làm không đúng thì các bên liên quan sẽ rất vất vả. Thực tế, nếu Bộ để các sở, các trường THPT tiếp nhận đăng ký thay đổi, chỉnh sửa nguyện vọng sẽ khiến cho công tác xét tuyển cực kỳ rối”.

Theo nhiều chuyên gia giáo dục, bức tranh tuyển sinh đang có những bất ổn. Đó là vì Bộ GD&ĐT không đưa ra tiêu chí rõ ràng, không logic và không căn cứ. Năm trước chỉ có năm khối thi, nhưng mỗi khối có một điểm sàn riêng, trong khi năm nay có tới gần 200 khối thi truyền thống và tổ hợp mới, Bộ lại quy định một mức 15 điểm cho ĐH. Đó là chưa nói đến phương thức tuyển sinh của các trường cũng đa dạng, có trường lấy kết quả tốt nghiệp THPT, có trường xét điểm THPT, có trường xét học bạ…

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Điểm chuẩn Đại học Thương Mại năm 2015

- Những lưu ý khi nộp - rút hồ sơ, thay đổi nguyện vọng xét tuyển

- Từ 15 đến 17 điểm các thí sinh nên xét tuyển vào trường nào?

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.