“Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động”: Những câu chuyện xúc động

Sáng nay 10.5, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lần đầu tiên tổ chức trưng bày chuyên đề đặc biệt mang tên “Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động (1969 -2011)”. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng đã tới dự và cắt băng khai mạc.
Thứ trưởng Lê Quang Tùng và các đại biểu cắt băng khai mạc
Thứ trưởng Lê Quang Tùng và các đại biểu cắt băng khai mạc

Trưng bày chuyên đề “Chân dung Hồ Chí Minh – Góc nhìn từ tranh cổ động” (1969 – 2011) khai mạc  sáng nay, 10.5 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2019), 50 năm thực hiện Di chúc của Người (1969 – 2019) . Triển lãm do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức.

“Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động”: Những câu chuyện xúc động ảnh 1

Cùng với 60 bức tranh cổ động, tại triển lãm, người xem sẽ được nghe kể nhiều câu chuyện cảm động về vị lãnh tụ vĩ đại nhưng vô cùng giản dị, gần gũi của dân tộc Việt Nam. Nội dung trưng bày gồm 4 phần:  Hồ Chí Minh – Linh hồn dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh – Nhà quân sự, nhà thơ,  Bác Hồ - Một tình yêu bao la,  Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi.

“Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động”: Những câu chuyện xúc động ảnh 2

Trưng bày lần này cũng sẽ ra mắt Ấn phẩm “Chân dung Hồ Chí Minh –Góc nhìn từ tranh cổ động (1969 – 2011)”. Cũng trong khuôn khổ  triển lãm, lần đầu tiên công chúng có dịp tham gia hoạt động khám phá, trải nghiệm thú vị như in tranh khắc gỗ về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ một số bức tranh mẫu được lựa chọn trong trưng bày.

“Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động”: Những câu chuyện xúc động ảnh 3

Đặc biệt, nhân dịp này, Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều bức tranh của các họa sĩ Trần Từ Thành, Đỗ Mạnh Cương, Nguyễn Trọng Hiệp, Lê Nhường… trao tặng. Mỗi tác phẩm là một biểu trưng cho tình yêu, sự kính trọng, tình cảm sâu sắc của các hoạ sĩ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nói về bức tranh có hình vẽ “Bác Hồ với thiếu nhi” được treo trang trọng trên nóc Nhà thông tin thành phố, số 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội gần 40 năm nay, họa sĩ Trần Từ Thành chia sẻ: “Bức tranh Độc lập – Thống nhất – Hòa bình – Hạnh phúc là kỉ vật riêng vô giá của cuộc đời tôi”.

“Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động”: Những câu chuyện xúc động ảnh 4

Câu chuyện về ý tưởng của bức tranh được ông chia sẻ: “Năm 1975, khi đất nước thống nhất, tôi hào hứng tìm đề tài cho bức tranh tham dự Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đầu tiên tổ chức vào đầu năm 1976. Tôi nghĩ đây chính là dịp để bày tỏ ao ước bấy lâu về chủ đề đất nước hòa bình, về tấm gương của Bác Hồ và những lời dạy, bài viết của Người dành cho thiếu nhi. Tôi đã lựa chọn hình ảnh Bác với trẻ thơ làm đề tài cho mạch cảm xúc. Ấp ủ về một tình cảm lớn cho ngày hội thống nhất non sông đã thôi thúc tôi thể hiện tác phẩm trong một thời gian ngắn. Lựa chọn, cân nhắc, cuối cùng tôi quyết định chọn hình thức tranh cổ động, một thể loại dễ hiểu, phổ biến rộng rãi trong cuộc sống...”.

“Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động”: Những câu chuyện xúc động ảnh 5

Ngày 20.4.1976, bức tranh “Bác Hồ với thiếu nhi” và tác phẩm của các họa sĩ khắp 3 miền được trưng bày tại Trung tâm Triển lãm Vân Hồ (Hà Nội). Tác phẩm của họa sĩ Trần Từ Thành đã đoạt giải cao. Ông kể, cũng năm đó, để chào mừng Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung sau khi thống nhất đất nước, Xưởng tranh cổ động TƯ đã cho in hàng vạn bản, phát hành trên cả nước và đề nghị ông đưa câu khẩu hiệu “Độc lập, Thống nhất, Hòa bình, Hạnh phúc” vào tranh. Tác phẩm còn được treo ở Bảo tàng Lê nin ở Matxcơva (Nga), La Habana (Cuba)… bằng phiên bản các chất liệu, kích cỡ khác nhau. Họa sĩ Trần Từ Thành cho biết, đã có nhiều nhà sưu tập trong nước và quốc tế “dạm mua” bản gốc của bức tranh nhưng họa sĩ đều từ chối, bởi với ông đó là kỷ vật riêng vô giá. Tác phẩm “Độc lập – Thống nhất – Hòa bình – Hạnh phúc”  đã trở thành bức tranh cổ động đi vào lòng người, là biểu tượng của khát khao và ước mơ hòa bình.  Tại buổi khai mạc trưng bày chuyên đề lần này, họa sĩ Trần Từ Thành sẽ tặng lại bức tranh để Bảo tàng Hồ Chí Minh lưu giữ và bảo quản lâu dài.

 Với họa sĩ Lê Huy Trấp, hai lần được gặp Bác luôn là những kỷ niệm và vinh dự vô cùng lớn lao. Năm 1969, khi nghe tin Bác Hồ mất, trong nỗi đau của cả dân tộc và để tưởng nhớ Bác Hồ kính yêu, họa sĩ đã vẽ bức đầu tiên về Bác Hồ kể từ ngày học Đại học Mỹ thuật Việt Nam và ra trường. Đây là dấu mốc đặc biệt đánh dấu sự chuyển hướng về đề tài vẽ tranh về Bác Hồ trong sự nghiệp sáng tác của hoạ sĩ. Từ đây, ông say sưa vẽ Bác, bởi với ông đây là một cách để tưởng nhớ Người, một cách để bày tỏ tình yêu, sự kính trọng và biết ơn. Một trong bức tranh mà họa sĩ vô cùng yêu thích là tác phẩm “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Bức tranh gốc lúc đầu mang tên là 1890 – 1970, họa sĩ sáng tác năm 1970 nhân dịp kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong tranh, ông vẽ Bác với nụ cười hiền hậu. Bức tranh này được được chọn tham dự triển lãm mỹ thuật tại La Habana, Cu Ba. Sau triển lãm, Chủ tịch Fidel Castro đã yêu cầu ấn hành tác phẩm để giới thiệu về hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên khắp đất nước Cu Ba. Năm 1975, họa sĩ quyết định đổi tên tranh thành "Không có gì quý hơn độc lập tự do" nhằm thể hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và được xưởng tranh cổ động TƯ in ấn, phát hành rộng rãi.

Luôn tự hào được sinh ra trên quê hương của Bác, ông hạnh phúc bởi đã được gặp Bác, được Bác truyền cho tình yêu và nhiệt huyết với nghệ thuật, ông nói: “…Nếu có thêm nhiều thời gian nữa trên đời này, tôi sẽ vẫn tiếp tục vẽ về Bác”.

Theo Báo Văn hoá
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
(Ngày Nay) - Các công tố viên New York khẳng định cựu Tổng thống Donald Trump đã phạm luật và gây ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che đậy hành vi mua dâm với một diễn viên khiêu dâm, trong khi luật sư bào chữa tuyên bố ông Trump vô tội.