Chân dung tân Thủ tướng Anh Rishi Sunak

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ông Sunak, 42 tuổi, sẽ trở thành vị Thủ tướng thứ ba của Anh chỉ trong chưa đầy 2 tháng và là Thủ tướng da màu đầu tiên đồng thời là Thủ tướng trẻ nhất "xứ sương mù" trong hơn 200 năm qua.
Chân dung tân Thủ tướng Anh Rishi Sunak

Ngày 24/10, ông Rishi Sunak, người sẽ trở thành Thủ tướng Anh, khẳng định ưu tiên hàng đầu của ông là đảm bảo ổn định kinh tế, tiếp đó là thực hiện các cam kết của đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử năm 2019. Trong bài phát biểu trước các nghị sĩ đảng Bảo thủ, ông Sunak cũng loại trừ khả năng tổ chức tổng tuyển cử.

Rishi Sunak sẽ trở thành thủ tướng Anh trong tuần này và phải nhanh chóng đối mặt với nhiệm vụ khôi phục sự ổn định cho một đất nước đang quay cuồng trong nhiều năm bất ổn chính trị và kinh tế.

Được mệnh danh là người giàu nhất Điện Westminster (Quốc hội Anh), vị cựu Bộ trưởng Tài chính 42 tuổi sẽ trở thành Thủ tướng thứ ba của Anh trong vòng chưa đầy hai tháng.

Ông Sunak dự kiến ​​sẽ thực hiện các đợt cắt giảm chi tiêu sâu để cố gắng xây dựng lại uy tín tài chính của Anh, trong bối cảnh đất nước rơi vào suy thoái kinh tế, kéo theo chi phí năng lượng và thực phẩm tăng cao.

Nước Anh đã rơi vào tình trạng khủng hoảng kể từ khi nước này bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu vào năm 2016, mở ra một cuộc tranh cãi về tương lai của đất nước mà cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Liên tiếp những biến động trong nội bộ chính trường Anh đã thu hút sự chú ý từ chính phủ các nước, cũng như lời chế giễu từ cánh báo chí trong nước và quốc tế.

Trong chiến dịch tranh cử trước đó, ông Sunak đã cảnh báo rằng các kế hoạch cắt giảm thuế của Thủ tướng Liz Truss là liều lĩnh và sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Bà Truss đã từ chức vào tuần trước sau khi gói cắt giảm thuế khiến thị trường tài chính Anh khủng hoảng, đồng bảng Anh rớt giả và kết quả là lời tuyên bố từ chức chỉ sau 44 ngày cầm quyền.

"Rishi cuốn hút"

Ông Rishi Sunak sẽ là nhà lãnh đạo da màu đầu tiên của nước Anh và là người theo đạo Hindu đầu tiên đảm nhận vị trí này. Ở tuổi 42, ông cũng sẽ là Thủ tướng trẻ nhất nước Anh trong hơn 200 năm qua.

Truyền thông Anh mô tả ông là một "thần đồng chính trị" với vẻ ngoài trẻ trung, luôn xuất hiện trước công chúng trong các bộ vest thanh lịch kèm phong thái tự tin, kéo theo đó là biệt danh "Rishi cuốn hút".

Để giành chiến thắng, ông Sunak đã phải vượt qua những cáo buộc của các đối thủ rằng mình là kẻ phản bội do đã từ chức Bộ trưởng Tài chính dưới thời ông Boris Johnson sau hàng loạt vụ bê bối đạo đức. Việc Sunak và Bộ trưởng Y tế Sajid Javid từ chức gần như đồng thời vào ngày 5/7 đã tạo ra một phản ứng dây chuyền. Trong vòng 48 giờ, khoảng 50 thành viên của chính phủ đã nghỉ việc, buộc ông Johnson cay đắng tuyên bố từ chức.

Lý giải về quyết định từ chức, ông Sunak cho rằng đó là vấn đề mang tính nguyên tắc. Vị chính trị gia này muốn sửa chữa "sự đổ vỡ lòng tin" của công chúng. Ông cũng cáo buộc người tiền nhiệm Liz Truss vì đã bịa ra một "câu chuyện cổ tích" bằng cách hứa cắt giảm thuế ngay lập tức, trong khi kiềm chế lạm phát tăng cao là một ưu tiên lớn hơn.

“Tôi thà thua khi chiến đấu vì những điều mà tôi say mê tin là đúng với đất nước của chúng ta và sống đúng với giá trị của mình, còn hơn là chiến thắng vì một lời hứa hão huyền", ông Sunak đã tuyên bố như vậy trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC.

Sinh năm 1980 tại thành phố Southampton trên bờ biển phía nam nước Anh, ông Sunak có bố mẹ là người gốc Ấn đều sinh ra ở Đông Phi. Ông lớn lên trong một gia đình trung lưu, có cha là bác sĩ gia đình còn mẹ là dược sĩ, những người giúp ông thừa hưởng đức tính chăm chỉ.

"Tôi lớn lên với công việc giao thuốc cho cửa hàng của mẹ. Tôi cũng từng làm bồi bàn tại một nhà hàng Ấn Độ trên phố", ông Sunak kể về thời trẻ của mình.

Dù thuộc tầng lớp trung lưu, cha mẹ ông Sunak vẫn phải tiết kiệm để gửi con trai tới học tại Winchester College, một trong những trường nội trú đắt tiền và danh giá nhất nước Anh.

Sau khi tốt nghiệp trung học, ông Sunak theo học chính trị, triết học và kinh tế tại Đại học Oxford, sau đó lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Stanford.

Ông làm việc cho ngân hàng đầu tư Goldman Sachs với tư cách là nhà quản lý quỹ đầu cơ và sống ở Mỹ, sau đó gặp vợ mình là Akshata Murty - con gái của tỷ phú Ấn Độ N. R. Narayana Murthy, người sáng lập công ty gia công phần mềm Infosys Ltd.

Trở về Anh, ông Sunak được bầu vào Quốc hội năm 2015. Trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016, ông ủng hộ việc rời khỏi Liên minh châu Âu - một bước đi mạo hiểm vì nó đi ngược lại chính sách của chính quyền Đảng Bảo thủ.

Đây cũng là lúc đường quan lộ của ông Sunak rộng mở. Ông nhanh chóng đảm nhiệm một số chức vụ cấp bộ trưởng trước khi được cựu Thủ tướng Boris Johnson bổ nhiệm làm người đứng đầu Bộ Tài chính vào tháng 2 năm 2020, ngay trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Là người hâm mộ cựu Thủ tướng Margaret Thatcher, ông Sunak đã chi hàng tỷ USD ngân sách để giữ cho người dân và doanh nghiệp trụ vững trong thời kỳ đại dịch. Việc áp dụng chương trình chi trả tiền lương cho hàng triệu người lao động phải tạm thời ở nhà đã khiến ông trở thành bộ trưởng nổi tiếng nhất của chính phủ.

Nhưng ông Sunak cũng từng trải qua giai đoạn trắc trở trong sự nghiệp của mình.

Những người chỉ trích cho rằng rằng khối tài sản khổng lồ của gia đình cùng quá khứ ở Thung lũng Silicon khiến ông khó có thể đồng cảm với khó khăn của người lao động.

Ông cũng phải đối mặt với những câu hỏi về tình hình tài chính của mình và vợ. Cặp đôi này có khối tài sản trị giá 730 triệu bảng Anh (877 triệu USD), theo danh sách của Sunday Times.

Vào tháng 4 năm 2022, có thông tin cho rằng bà Murty đã không trả thuế thu nhập ở nước ngoài. Việc làm này là dù không bất hợp pháp, nhưng thông tin được công bố vào thời điểm ông Sunak đang tăng thuế đối với hàng triệu người Anh. Nhiều cử tri cũng băn khoăn về việc ông Sunak vẫn giữ thẻ xanh, cho thấy ý định định cư ở Mỹ của chính trị gia này.

Dù đã được xóa bỏ hành vi sai trái, nhưng ông Sunak đã cảnh sát phạt tiền, cùng với cựu Thủ tướng Johnson và hàng chục người khác, vì tham gia một bữa tiệc trong văn phòng thủ tướng vào năm 2020 và đã phá vỡ các quy tắc phòng dịch. Bữa tiệc này đã góp phần vào sự sụp đổ của chính quyền Johnson. Cựu Bộ trưởng Tài chính giải thích rằng ông chỉ tham dự bữa tiệc một cách vô tình và ngắn gọn.

Trong chiến dịch tranh cử đầu tiên, ông Sunak tự mô tả mình là ứng cử viên của các quyết định trưởng thành và mang tính đảm bảo tài chính, chỉ trích kế hoạch giảm thuế và tăng vay nợ của bà Truss, đồng thời thề sẽ kiểm soát lạm phát.

Và giờ là lúc ông Sunak phải chứng tỏ những lời hứa của mình không phải là một câu chuyện cổ tích.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?