Chế tạo robot có não dựa trên đặc tính của côn trùng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học trường Đại học Flinders tại bang Nam Australia đang sử dụng các đặc tính sinh học của côn trùng để chế tạo robot có não.
Chế tạo robot có não dựa trên đặc tính của côn trùng

Phó Giáo sư Russell Brinkworth cho rằng robot hiện nay có thể hoạt động tốt trong môi trường có cấu trúc không thay đổi, nhưng thực tế môi trường luôn thay đổi. Do đó, cần chế tạo robot có thể thích ứng với môi trường, thay vì buộc môi trường phải thích ứng với robot.

Dựa trên các đặc tính sinh học của các loài như ruồi và chuồn chuồn, Phó Giáo sư Brinkworth đang nghiên cứu chế tạo robot có thể hiểu môi trường sống của chúng từ những điều thu được qua camera. Những robot có não này không chỉ có khả năng chụp ảnh thực tế mà còn diễn giải và thích nghi với môi trường xung quanh. Theo ông, cách côn trùng diễn giải thế giới rất giống với cách các loài linh trưởng và thậm chí là cả con người diễn giải thế giới.

Phó Giáo sư Brinkworth cũng tiết lộ thêm rằng robot có não có thể xác định chính xác máy bay không người lái hoặc khinh khí cầu giám sát từ cách xa hàng km, hoặc phát hiện các kiểu ngụy trang khác nhau. Đây là những bước tiến vượt bậc so với công nghệ camera hiện tại và rất quan trọng đối với việc thực thi pháp luật, cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng trong tương lai.

Ngoài ra, Phó Giáo sư Brinkworth cho rằng một ngày nào đó công nghệ này có thể được sử dụng để tạo ra mắt cho người khiếm thị. Theo ông, để đạt được tiến bộ này trong tương lai, cần nâng cao khả năng giao tiếp của bộ não bằng cách hiểu rõ hơn hoạt động hệ thống thị giác của động vật.

Trong khi đó, Tiến sĩ Malcolm Davis, nhà phân tích cấp cao của Viện Chính sách Chiến lược Australia, nhận định rằng nghiên cứu các đặc điểm sinh học là yếu tố rất quan trọng để phát triển công nghệ robot, khiến chúng trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn và có thể hoạt động như con người.

Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.