Chị Hai!

Đúng vậy, chỉ trong một ý niệm, mà cuộc đời của tôi và chị Hai khác xa nhau.
Chị Hai!

Là chị ruột tôi, nhưng chỉ ở cùng nhà với chúng tôi đến năm lên 6, rồi bác cả đón chị đi làm con gái bác.

Bác cả không có con, muốn ba mẹ tôi để bác nuôi một đứa, ba mẹ tôi bàn bạc với nhau rồi cuối cùng đã đồng ý.

Nhà tôi có bốn anh chị em: anh cả, chị hai, tôi và em trai, đương nhiên ba mẹ muốn cho một đứa con gái, và người mà ba mẹ chọn là tôi, vì khi đó tôi mới 4 tuổi, nhỏ càng dễ nhận nuôi. Nhưng tôi khóc lóc bù lu bù loa lên, nói không muốn gọi người khác là ba mẹ, 4 tuổi tôi đã biết đấu tranh với ba mẹ. Ba mẹ hỏi chị hai có đồng ý không? Chị trả lời: “Có”. Khi đó, chị tôi mới 6 tuổi.

Chị Hai! - anh 1

Tôi là người ba mẹ định cho bác cả nuôi, nhưng chị Hai lại là người đồng ý

đi ở nhà bác thay tôi. Ảnh: minh họa

Từ đó, số phận của chúng tôi khác nhau một trời một vực. Nhà tôi ở thủ đô, còn nhà bác ở một làng nhỏ mãi miền Trung xa xôi, nghèo khó. Bác trai và bác gái đều là công nhân nên rất nghèo. Ngày chị Hai đi, tôi không nhận ra sự khác biệt, nhưng sau 30 năm, thủ đô so với một thôn làng nhỏ rõ ràng là quá khập khiễng.

Từ khi chị Hai trở thành con gái bác, chị gọi hai bác là ba mẹ, gọi ba mẹ tôi là chú cô. Suốt quãng thời gian khá dài sau khi chị đi, mẹ tôi vẫn lén khóc thầm. Cứ dăm bữa nửa tháng lại lặn lội đi thăm chị. Thỉnh thoảng Tết chị cũng về thăm chúng tôi. Qua Tết, không chỉ ba mẹ mà ngay cả chị em tôi cũng lưu luyến khóc lóc vì không muốn lại phải xa chị. Nhưng ngôi nhà ấm áp chúng tôi đang ở giờ đây đã không còn là nhà của chị nữa, nhà của chị là ở cái thôn làng nghèo khó kia.

Dần dần ba mẹ cũng ít nhắc đến chị Hai. Nhiều năm sau, vì công việc lại thêm xa mặt cách lòng, chị Hai và chúng tôi dường như xa cách thêm.

Đến khi chị thi trượt đại học chúng tôi mới gặp lại chị. Bác tôi đưa chị lên thành phố để bàn xem cho chị tôi đi học lại hay đi làm? Thái độ của ba mẹ tôi cũng không rõ ràng. Ba tôi nói: “Đi học giờ hơi phức tạp cái hộ khẩu, chẳng bằng tìm một việc làm”. Mẹ tôi ngồi bên cạnh cũng nói: “Lẽ ra chúng em cũng phải đón con Hai về thành phố học, nhưng, giờ chúng em cũng không có khả năng. Nếu về mà vẫn không tìm được việc, chúng ta lại cùng tìm cách khác vậy”. Tuy trong lòng bác cả rất buồn, nhưng bác rất hiểu cái khó của ba mẹ tôi, liền nói: “Ừ, cả nhà đều thương con Hai, chỉ là tôi sợ làm lỡ cuộc đời của con Hai thôi”.

Lần sau nữa chị đến nhà tôi, tóc chị hoe vàng, người gày đét lại đen nhẻm, trông chẳng giống như người cùng một mẹ sinh ra với chúng tôi. Đã vậy, lại còn mặc quần hoa xanh, vì nó còn mới tinh, nên trông điệu bộ chị càng mất tự nhiên, còn chúng tôi khi đó đã mặc quần bò thời trang. Mẹ tôi than: “Ôi! Khổ con tôi. Nếu hồi đó không cho nó đi thì... Cùng một mẹ sinh ra, mà số các con khác nhau quá, cả đời này việc khiến mẹ hổ thẹn nhất chính là chị Hai con....

Cứ mỗi lần nhắc đến chị Hai, mẹ tôi lại rớt nước mắt. Nhưng chị Hai luôn nói bác trai và bác gái tôi là cha mẹ tốt nhất trên đời. Sống với hai bác, chị chứ như “thổ dân”, hầu như cái gì cũng chưa từng trông thấy. Nhưng tình yêu thương và hiếu thuận của chị với hai bác khiến mọi người rất cảm động. Có lần bác tôi mua cho chị tôi một đóa hoa có vài đồng bạc, chị tôi đã vui sướng không gì bằng. Tôi hơi chạnh lòng, tôi 16 tuổi rồi, cha mẹ chưa bao giờ mua hoa cho tôi như bác, lúc này bố tôi đã là một cán bộ nhà nước, cả ngày từ sáng đến tối chỉ nói đến chuyện chính trị. Còn mẹ tôi tha lôi bao nhiêu quần áo mới, đồ ăn ngon, để bù đắp cho chị.

Chị Hai! - anh 2

Cuộc sống cơ cực dưới quê. Ảnh: minh họa

Sau lần đó, mãi đến khi lấy chồng chị mới đến nhà tôi.

Năm 19 tuổi, chị đã phải đi làm cùng nhà máy bác tôi, làm việc cực nhọc mà lương rất thấp. Nhờ người mai mối, năm 22 tuổi, chị lấy anh tài xế của nhà máy, trông anh ta bô nhếch, cục mịch phát ghét. Vì môi trường sống khác xa nhau, trải nghiệm khác nhau, nên phong thái, cách nói năng cử chỉ của chị khác hoàn toàn so với chúng tôi. Tự trong đáy lòng, chúng tôi rất coi thường chị. Tôi và em trai càng tỏ thái độ với chị, mặt cứ thẳng tưng khi trông thấy chị, nhưng chị không bao giờ để bụng, vẫn thân thiết với chúng tôi.

Chị Hai không biết ăn đồ Tây, không biết dùng lò vi sóng, không biết ăn tôm hùm cua ghẹ, chỉ biết ăn cá lại còn cứ luôn miệng khen ngon.

Đây chính là chị Hai của chúng tôi – người chị quê mùa khiến chúng tôi cảm thấy xấu hổ, mất mặt.

Sau đó vài năm, chị bị mất việc, con trai mới lên 5. Bác trai mất, chị sống cùng bác gái, chồng chị bắt đầu cờ bạc rượu chè, hai vợ chồng thường xuyên cãi vã, những chuyện này đều là do bác gái gọi điện kể cho chúng tôi hay. Nhưng chị lại nói: Cả nhà cứ yên tâm, con làm một tháng được bằng này bằng này, cuộc sống khá ổn, chồng con đối xử với con rất tốt.

Chị Hai! - anh 3

Khi con trai lên 5, chị mất việc, bác trai qua đời, chị sống cùng bác gái

và người chồng cờ bạc, rượu chè. Ảnh: minh họa

Anh Hai tôi đi Úc rồi lấy vợ luôn bên đó, cả tháng không thèm gọi điện về thăm nhà một lần, rồi anh Hai cần ba mẹ qua Úc trông con, nhưng khi đó ba tôi không được khỏe, phải nhờ chị Hai, chị Hai không nói một lời lại sang giúp anh Hai suốt hai năm. Sau này anh Hai nói, lúc anh khó khăn, may nhờ có cô Hai giúp!

Chị tôi trình độ văn hóa thấp, lại thất nghiệp, đã vậy còn nói giọng địa phương quê một cục, tuy bề ngoài tôi tỏ ra thân thiết với chị, nhưng khoảng cách trong lòng khó mà xóa bỏ được. Sau khi tôi đi Mỹ, em trai đi Singapore, bác gái qua đời, chị lại về chăm sóc ba mẹ tôi.

Thỉnh thoảng gọi điện cho anh trai và em trai, hai người cũng úp mở nói về chị. Em trai nói: “Sao chị ấy về Bắc Kinh chứ? Chị nghĩ xem, cả đời ba mẹ mình đã tích cóp được bao nhiêu tiền? Chắc chắn chị ấy có ý đấy”! Nói thực lòng, tôi cũng nghĩ như vậy, chắc chắn chị vì tài sản mới quay về, chị còm cõi làm việc cả tháng trời ở quê mới được vài đồng, đến ở bên bố mẹ thì có mà chả được cả chục triệu. Càng ngày chúng tôi càng ít gọi về thăm nhà cho đến ngày mẹ gọi điện báo ba tôi ốm nặng e rằng khó qua khỏi.

Khi chúng tôi về đến nhà mới biết ba ốm từ hơn 1 năm trước, nhưng chị Hai bảo mẹ đừng báo cho chúng tôi, sợ ảnh hưởng đến việc học, sự nghiệp của chúng tôi. Một năm nay, chị Hai luôn ở bên chăm nom cha mẹ. Mẹ tôi nghẹn ngào không thành tiếng: - Khổ thân con Hai, nếu không nhờ nó, ba con chẳng sống được đến ngày hôm nay...

Tôi đưa mắt nhìn chị Hai, chị gầy, tóc đã điểm bạc, nhưng tôi lại chợt nghĩ, chưa biết chừng chị vì tiền mới về.

Mẹ vẫn đang khen chị Hai, tôi bực mình ngắt lời: - Thôi mẹ đừng nói nữa, biết đâu chị có mục đích gì! – “Bốp!” – Mẹ giáng cho tôi một cái bạt tai, rồi nói: - “Tôi đã sớm biết các anh các chị là những đứa ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình, lại tưởng người khác cũng ích kỷ và cũng tồi như mình. Chị Hai con đã phải chịu bao nhiêu cơ cực! Tất cả đều là chịu thay cho con! Mới đầu, người ba mẹ định cho bác cả nuôi là con đấy!”

Tôi im re không nói thêm gì nữa. Đúng vậy, chỉ trong một ý niệm, mà cuộc đời của tôi và chị Hai khác xa nhau. Chị Hai quá hiền, thường xuyên bị người chồng vũ phu đánh đập khi uống rượu say, nên đã ly hôn hai năm trước, chị Hai một mình vừa phải chăm con lại phải trông nom cha mẹ, nhưng chúng tôi lại nghĩ về chị như vậy, có lẽ đầu óc chúng tôi đã bị vấy bẩn bởi những thứ ô nhiễm bên ngoài xã hội nên mới trở nên tầm thường như vậy.

Buổi tối, mẹ ngủ cùng tôi, mắt ngấn nước nói: “Nhìn thấy các con hôm nay đứa nào cũng giỏi giang, hơn người, mẹ lại càng đau lòng và cảm thấy có lỗi với chị Hai con”. Tôi nói cho xong chuyện: “Tại số mỗi người thôi mẹ, mẹ đừng nghĩ nhiều làm gì”. Mẹ đang buồn nên không nhận ra sự thờ ơ của tôi. Mẹ lại nói tiếp: “Tối hôm nọ mẹ nói chuyện với chị Hai suốt cả đêm, muốn chia một nửa tài sản để bù đắp cho chị con, vì chị con đã phải chịu đựng quá nhiều cực khổ, nhưng chị con lại không nhận, nó bảo được cả hai bác và ba mẹ thương là nhất rồi...”

Tôi nghe mà không tin nổi vào tai mình, nhưng mẹ chưa nói xong đã khóc nấc lên, nên tôi mới tin, khóe mắt tôi cũng ướt nhòe, tôi quay lưng lại: “Chị Hai, chị Hai! Em em xin lỗi chị!”

Chị Hai! - anh 4

Ảnh: minh họa

Sau khi ba tôi mất, chị Hai về sống cùng với mẹ tôi, mẹ nói: “Không ngờ, trong bốn đứa con của mẹ, đứa không được yêu thương nhất cuối cùng lại quay về bên cạnh mình”.

Tết năm đó, chúng tôi về nhà ăn Tết. Anh trai mua tặng chị chiếc áo khoác lông vũ, tôi mua cho chị một chiếc khăn choàng, em trai mua tặng chị một chiếc váy. Chị nhận quà của chúng tôi mà bật khóc. Chị nói: - “Chị thật hạnh phúc, sao ông trời dành hết cả tình yêu cho một mình chị thế này!”

Chúng tôi nghe mà ứa nước mắt, nhưng đó là những giọt nước mắt hổ thẹn, hối hận trước chị Hai!

Dịch theo Duwenzhang

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).