Chiến dịch tiêm chủng 2024: Chung tay vì sức khỏe trẻ em và cộng đồng

(Ngày Nay) - Ngày 22/8, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng thế giới năm 2024 với chủ đề “Chung tay tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh vì một Việt Nam khỏe mạnh” và phát động chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi.
Nhân viên y tế tiêm bổ sung vaccine phòng sởi cho trẻ 1 - 5 tuổi tại quận Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh tư liệu: Dương Ngọc/TTXVN
Nhân viên y tế tiêm bổ sung vaccine phòng sởi cho trẻ 1 - 5 tuổi tại quận Cầu Giấy (Hà Nội). Ảnh tư liệu: Dương Ngọc/TTXVN

Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích của tiêm chủng, huy động nguồn lực đầu tư của chính quyền, đoàn thể, các tổ chức quốc tế và thực hiện Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 theo Quyết định số 266/QĐ-BYT ngày 2/2/2024 của Bộ Y tế.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ Trưởng Y tế Đào Hồng Lan đề nghị các bậc cha mẹ nêu cao tinh thần trách nhiệm, đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vì sức khỏe của con em mình; coi việc tiêm chủng không chỉ là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm đối với cộng đồng.Tại Việt Nam, hiện nay có 11 bệnh truyền nhiễm, gồm: Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi - viêm màng não mủ do Hib, viêm não Nhật Bản B, Rubella, Rota được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Hơn 40 năm qua, hàng trăm triệu liều vaccine đã được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em, phụ nữ Việt Nam. Kết quả của tiêm chủng mở rộng đã góp phần quan trọng trong đạt thành quả thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005, giảm rõ rệt tỷ lệ các bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Chương trình tiêm chủng mở rộng được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất, nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, chính quyền các cấp. Chương trình đã cung cấp vaccine miễn phí và được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố. Tuần lễ tiêm chủng tại Việt Nam lần đầu tiên được Bộ Y tế tổ chức vào năm 2011 tại Phú Thọ nhằm hưởng ứng “Tuần lễ tiêm chủng” do Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương phát động và được duy trì từ đó đến nay với sự chủ trì của Bộ Y tế, Chính phủ.

Trưởng Đại diện UNICEF Việt Nam Silvia Danailov đánh giá, ở Việt Nam, nhờ những nỗ lực phối hợp giữa Chính phủ, đặc biệt là Bộ Y tế và các đối tác phát triển, nhân viên y tế cùng cộng đồng người dân, chúng ta đã đạt được những thắng lợi to lớn trong việc phòng ngừa bệnh dịch bằng vaccine, bao gồm thanh toán thủy đậu và bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và bảo vệ hàng triệu trẻ em khỏi các các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine khác.

Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Hoàng Minh Đức cho biết, chiến dịch tiêm vaccine đợt này sẽ được triển khai tại 18 tỉnh với hơn 100 huyện là những vùng nguy cơ đã được đánh giá. Toàn bộ vaccine trong đợt triển khai lần này được cung cấp miễn phí cho người dân do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp.

Để tăng cường hiệu quả của tiêm chủng mở rộng đối với dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em cũng như sức khỏe toàn diện của trẻ em, Bộ Y tế đề nghị chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể cần quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa, đặc biệt đảm bảo đủ kinh phí để triển khai công tác tiêm chủng của địa phương; trong đó ưu tiên kinh phí cho triển khai tiêm chủng mở rộng, kinh phí cho công tác phòng, chống dịch những bệnh có vaccine như sởi, bạch hầu...

Bộ Y tế mong muốn người dân Việt Nam ngày càng được tiêm chủng nhiều loại vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ triển khai kế hoạch sử dụng vaccine mới như vaccine phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota, bệnh do phế cầu, vaccine phòng bệnh ung thư cổ tử cung do virus HPV và xem xét báo cáo Chính phủ bổ sung thêm các loại vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm khác để có thêm cơ hội phòng bệnh cho người dân.

Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.