Chiến sự Nagorno-Karabakh: Nga có sẵn sàng bảo vệ đồng minh?

Chiến sự Nagorno-Karabakh đang trở nên căng thẳng. Với tư cách là đồng minh của Armenia, Nga được cho là sẽ có những động thái hỗ trợ quốc gia này.
Chiến sự Nagorno-Karabakh: Nga có sẵn sàng bảo vệ đồng minh?

Các cuộc đụng độ giữa lực lượng của Armenia và Azerbaijan tại Nagorno-Karabakh hôm qua tiếp tục bước sang ngày thứ 3 và không có dấu hiệu cho thấy sẽ hạ nhiệt bất chấp kêu gọi từ cộng đồng quốc tế.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan trong một tuyên bố hôm qua cho biết quân đội nước này có thể tấn công vào thành phố Khankendi, thủ phủ của vùng Nagorno-Karabakh.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan đã ra lệnh cho mọi lực lượng của Azerbaijan, trong đó có các đơn vị pháo binh và rocket, sẵn sàng giao chiến bằng vũ khí hạng nặng nếu Armenia không chấm dứt nã pháo về phía Azerbaijan.

Chiến sự Nagorno-Karabakh: Nga có sẵn sàng bảo vệ đồng minh? ảnh 1

Hôm mùng 4/4 phát biểu tại Armenia về tình hình căng thẳng gia tăng tại khu vực xung đột Karabakh. Tổng thống Armenia, ông Serzh Sargsyan tuyên bố, nếu chiến sự tại khu vực xung đột không ngừng lại và phát triển theo chiều hướng toàn diện thì Armenia sẽ công nhận nền độc lập của Cộng hòa Nagorno-Karabakh.

Nagorno-Karabakh là vùng đất ở phía Nam Caucasus (Kavkaz), nằm giữa vùng hạ Karabakh và Zangezur trên khu vực phía đông nam dãy Kavkz. Trong lịch sử đây vốn là là vùng sinh sống của người Armenia từ xa xưa.

Ở thời kỳ Liên bang Xô viết, Nagorno-Karabakh là một tỉnh tự trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Azerbaijan, nhưng cả Armenia và Azerbaijan đều có tranh chấp đối với vùng đất này. Năm 1991, sát trước thời điểm Liên Xô sụp đổ, xung đột quân sự đã nổ ra tại đây giữa Armenia và Azerbaijan.

Một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tại tỉnh tự trị Nagorno-Karabakh và khu vực Shahumian giáp giới với Armenia với kết quả là Cộng hòa Nagorno-Karabakh tuyên bố độc lập và được bảo trợ bởi Armenia.

Liên hợp quốc và Azerbaijan đã không công nhận thực thể địa chính trị này.

Xung đột ở Nagorno-Karabakh giữa Armenia và nước Cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh với Azerbaijan kéo dài từ 1988 đến 1994.

Các cuộc xung đột nổ ra không bao lâu sau khi Quốc hội Nagorno-Karabakh bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập Armenia ngày 20/2/1988. Tuyên bố ly khai khỏi Azerbaijan do cộng đồng người Armenia ở khu vực này bất bình với việc cấm đoán tự do tôn giáo và văn hóa bởi chính quyền Azerbaijan.

Azerbaijan là quốc gia Hồi giáo trong khi đa phần dân chúng ở Armenia theo đạo Thiên chúa. Dân ở vùng Nagorno Karabakh cũng theo đạo Thiên chúa và gắn bó với Armenia nhiều hơn. Vì vậy, vùng này mới chủ định ly khai khỏi Azerbaijan.

Từ khi có thỏa thuận ngừng bắn năm 1994 đến nay, Armenia kiểm soát trên thực tế vùng này. Ở đó có căn cứ quân sự của Nga và Nga hậu thuẫn Armenia cả về chính trị lẫn quân sự, trong khi Azerbaijan được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

Azerbaijan và Armenia xung khắc nhau vì lãnh thổ, tôn giáo và sắc tộc. Cuộc xung khắc này có ý nghĩa chính trị khu vực và thế giới mới, bởi ở phía sau là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Trong khi tất cả các đối tác bên ngoài đều kêu gọi Azerbaijan và Armenia kiềm chế và tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn thì Thổ Nhĩ Kỳ công khai đứng hẳn về phía Azerbaijan và tuyên bố ủng hộ Azerbaijan đến cùng bằng mọi giá.

Còn Nga cũng đã nhanh chóng lên tiếng đòi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt ngay sự can thiệp vào công chuyện nội bộ của nước khác.

Nga đóng vai trò đồng minh của Armenia. Năm 2015, Nga vừa cam kết cho Armenia vay 200 triệu USD để mua vũ khí của Nga và hiện đại hóa lực lượng vũ trang.

Nga đã có sự liên lạc với Armenia ngay sau khi có thông tin về tình hình chiến sự Nagorno-Karabakh nổ ra. Đây được cho là động thái thể hiện Nga sẵn sàng thực hiện các trách nhiệm với đồng minh của mình.

Đến nay, giao tranh dữ dội từ mấy ngày qua đã làm ít nhất 35 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương, bất chấp kêu gọi kiềm chế từ Nga, đồng minh lớn của Armenia, lẫn phương Tây.

Cũng trong ngày 4/4, chính quyền ở Nagorno-Karabakh tuyên bố chỉ sẵn sàng thảo luận ngừng bắn trong trường hợp Azerbaijan “trả lại các vùng chiếm đóng”.

Vũ Minh

Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.