Chiến tranh nổ ra đẩy người Syria phải ẩn náu trong các phế tích

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiều người đã phải chạy trốn đến vùng Tây Bắc của Syria và lánh tạm trong các phế tích đổ nát, từng là các điểm khảo cổ trước khi chiến tranh nổ ra. "Chúng tôi cũng đã trở thành đống đổ nát."
Chiến tranh nổ ra đẩy người Syria phải ẩn náu trong các phế tích

Khu khảo cổ al-Kfeir, Syria là nơi Abu Ramadan (38 tuổi) và gia đình nương náu từ hơn một năm trước sau khi chạy trốn cuộc tấn công của chính phủ Syria. Được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ 8 và thứ 10, những tàn tích này vẫn duy trì được tình trạng tốt đáng kể trong hơn 1.000 năm, các cấu trúc bằng đá của chúng phần lớn vẫn có thể chịu được mưa gió bão bùng, qua hàng ngàn những đổi thay quyền lực.

Khi mặt trời lặn, đám trẻ trong những bộ cánh đầy bùn đất lùa bầy cừu băng qua những bức tường đá cao chót vót của khu phế tích, dẫn chúng vào ngủ đêm tại một hang động cổ.

Quần áo được giặt và treo bên bức tường hình bán trụ của một nhà thờ hàng thế kỷ đã dần đổ nát theo thời gian. Cỏ dại mọc um tùm. Rải rác xung quanh là những tảng đá khổng lồ, dấu hiệu cho thấy nơi này đã từng là một thị trấn rộng lớn.

Chiến tranh nổ ra đẩy người Syria phải ẩn náu trong các phế tích ảnh 1

Ali Murai đang trông coi đàn cừu giữa đống đổ nát của al-Kfeir, nơi ông và vài trăm người Syria di tản khác hiện đang sinh sống. (Ảnh: New York Times)

Cuộc nội chiến kéo dài 10 năm của Syria khiến hàng triệu người phải mất đi nhà cửa, những gia đình như Abu Ramadan phải ẩn náu sau những bức tường của hàng chục ngôi làng cổ rải khắp các ngọn đồi phía Tây Bắc đất nước, ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad.

Các nhà khảo cổ lo ngại rằng việc sử dụng những địa điểm này làm trại tị nạn không chính thức mang đến một mối đe dọa lớn với lịch sử khảo cổ và văn minh nhân loại, khi các gia đình tị nạn xây thêm những bức tường mới, ngôi nhà mới bên trong khu phế tích.

Abu Ramadan cho biết ông không rõ về những ý nghĩa lịch sử nơi này, nhưng đánh giá cao những bức tường vững chắc chắn gió có thể phần nào bảo vệ gia đình ông. Một gia đình đã mất tất cả như của ông có thể tận dụng nơi đây để cùng nhau xây dựng một cuộc sống mới. “Chúng tôi xây dựng những thứ này từ đống đổ nát,” ông nói, chỉ vào một chuồng gà và lò đốt củi.

Chiến tranh nổ ra đẩy người Syria phải ẩn náu trong các phế tích ảnh 2

Tàn tích của Deir Amman, một ngôi làng Byzantine từng bị bỏ hoang, hiện là nơi sinh sống của những người phải di dời vì cuộc nội chiến. (Ảnh: New York Times)

“Những bức tường bảo vệ chúng tôi khỏi gió, cái lạnh và mọi thứ khác”, Abdulaziz Hassan, 45 tuổi, gia đình ông sống trong một căn lều bên trong tàn tích của Đền thờ Zeus Bomos 1.800 năm tuổi gần làng Babuta cho biết.

Gia đình Hassan đã nhiều lần chạy trốn khỏi các cuộc tiến công của chính phủ vào lãnh thổ của quân nổi dậy, cuối cùng định cư trong đống đổ nát vì họ không phải trả tiền thuê như những người dựng lều trên đất tư nhân. "Chúng tôi biết làm gì khác đây?" ông nói. "Chỗ nào cũng phải trả tiền."

Chiến tranh nổ ra đẩy người Syria phải ẩn náu trong các phế tích ảnh 3

Em bé Syria ngồi trong di tích cổ Deir Amman. (Ảnh: New York Times)

Chiến tranh nổ ra đẩy người Syria phải ẩn náu trong các phế tích ảnh 4

Một căn lều dựng giữa đống đổ nát của ngôi đền La Mã cổ đại gần Babuta. (Ảnh: New York Times)

Ông Amr Al-Azm, một cựu quan chức cổ vật Syria, cho biết các thị trấn cổ từng bị bỏ hoang trong nhiều thế kỷ vì sự thay đổi của khí hậu và sự thay đổi của các tuyến đường thương mại cũng như kiểm soát chính trị - nhưng không phải vì chiến tranh. Thế nên, những di tích này đã từng được bảo tồn tốt. Tuy nhiên, những nỗ lực bảo vệ các địa điểm này đã bị đóng băng khi chiến tranh ở Syria nổ ra vào năm 2011 và các nhóm vũ trang bắt đầu sử dụng chúng làm căn cứ.

Áp lực lên các địa điểm này đã tăng thêm vào năm ngoái, khi một cuộc tấn công của chính phủ đã đẩy gần một triệu người chạy vào vùng Tây Bắc do phiến quân kiểm soát. Khoảng 2,7 triệu trong số 4,2 triệu người hiện đang sống trong khu vực là di dời từ nơi khác ở Syria.

Khu vực do phiến quân nắm giữ rất nhỏ và đông đúc, người dân bị giam giữ, với một bên là bức tường dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ ở phía Bắc để và các lực lượng chính phủ thù địch ở phía Nam. Khi những người mới đến tranh nhau tìm nơi trú ẩn trong những tòa nhà bỏ hoang, những lùm cây ô liu và những khu lều trại rộng lớn, một số đã định cư ở những phế tích.

Các gia đình có gia súc thích các địa điểm này vì chúng có nhiều không gian hơn các trại tị nạn đông đúc. Nhiều người đã sử dụng những viên đá chắc chắn, được mài nhẵn để làm chuồng gia súc hoặc gia cố lều trại. Một số địa điểm có hầm dưới lòng đất, được dùng làm nơi cất giữ đồ đạc và ẩn náu khỏi các cuộc không kích.

Chiến tranh nổ ra đẩy người Syria phải ẩn náu trong các phế tích ảnh 5
Ông Murai, người chăn cừu, trở về lều của mình ở al-Kfeir. (Ảnh: New York Times)

Hiện tại, những phế tích là chốn nương thân cuối cùng cho những gia đình mất đi nhà cửa này. Sihan Jassem (26 tuổi), người có gia đình đã chuyển nhà ba lần và hiện đang trú ngụ giữa đống đổ nát của Deir Amman, một ngôi làng Byzantine. “Những đứa trẻ chơi trên đống đổ nát và chúng tôi luôn lo lắng rằng những tảng đá sẽ rơi vào người chúng. Chúng tôi ước rằng mình đang ở nhà, và chưa bao giờ nhìn thấy những tàn tích này”.

Chiến tranh nổ ra đẩy người Syria phải ẩn náu trong các phế tích ảnh 6

Các tấm pin mặt trời trên một ngôi nhà mới xây giữa tàn tích của Al-Kfeir. (Ảnh: New York Times)

Ayman Nabo, một quan chức về cổ vật của chính quyền địa phương ở tỉnh Idlib, cho biết các cuộc pháo kích và không kích đã làm hư hại nhiều di tích lịch sử, trong khi nghèo đói và hỗn loạn của chiến tranh đã dẫn đến tình trạng khai quật trái phép những kho báu, cổ vật trong phế tích. Và mối đe dọa lớn nhất là khi người dân đập vỡ các tàn tích để xâu dựng những ngôi nhà, công trình mới. Chính quyền địa phương thì thiếu nguồn lực để bảo vệ các di tích này. Ông quan ngại: “Nếu điều này tiếp diễn, toàn bộ địa điểm khảo cổ có thể sẽ biến mất”.

Theo New York Times
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...