Chủ nhân Giải thưởng VinFuture tiết lộ về việc sử dụng khoản thưởng triệu đô

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Dành toàn bộ tiền thưởng cho khoa học, Giáo sư Drew Weissman - chủ nhân Giải thưởng chính VinFuture mùa đầu tiên cho rằng, giá trị lớn hơn mà VinFuture mang tới là sự công nhận cho những gì các nhà khoa học như ông đã và đang theo đuổi.
GS-BS Drew Weiasman được vinh danh với Giải thưởng Chính VinFuture 2021 (người đứng giữa cùng TS Katalin Kariko, và GS Pieter R. Cullis)
GS-BS Drew Weiasman được vinh danh với Giải thưởng Chính VinFuture 2021 (người đứng giữa cùng TS Katalin Kariko, và GS Pieter R. Cullis)

Hi vọng giúp ích cho cuộc sống của mọi người

- Thưa Giáo sư, sau khi ông được trao Giải thưởng chính VinFuture (cùng Tiến sĩ Karikó và Giáo sư Pieter R. Cullis), có rất nhiều người thắc mắc, ông đã sử dụng khoản thưởng triệu đô ra sao?

Không giấu gì bạn, tôi dành tất cả số tiền thưởng mà tôi nhận được cho khoa học. Số tiền này được sử dụng để phát triển các phương pháp chữa bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm cũng như các loại vắc-xin khác mà chúng tôi đang nghiên cứu. Tôi hy vọng điều này giúp ích lớn cho khoa học cũng như cuộc sống của mọi người.

- Cụ thể, các công trình ông đang theo đuổi có thể tác động tới cuộc sống của chúng ta ra sao?

Hiện tôi và đồng nghiệp đang thực hiện khoảng 7 thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 cho nhiều loại vắc xin khác nhau liên quan tới các bệnh như cúm mùa, HIV, sốt rét, viêm gan C hay vắc xin dị ứng đậu phộng, mạt bụi hay vắc xin các bệnh tự miễn… Chúng tôi rất hào hứng đợi tới thời điểm được cấp phép để sử dụng các loại vắc xin này.

Ngoài vắc xin, chúng tôi cũng có nhiều dự án trong các lĩnh vực khác. Ví dụ, khoảng 6 tháng trước, tôi và đồng nghiệp đã công bố việc tạo ra tế bào CAR-T giúp điều trị nhiều loại bệnh liên quan tới xơ hóa, bệnh tự miễn, HIV và nhiều bệnh khác. Hay, với liệu pháp gen, chúng tôi đã tìm ra cách mới để xác định các tế bào gốc trong tủy xương, từ đó cung cấp enzyme điều chỉnh gen tới vị trí này để khắc phục khiếm khuyết di truyền. Đây có thể là phương pháp để chữa bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm như tôi nói ở trên, hoặc cho các bệnh thiếu hụt miễn dịch, bệnh tan máu bẩm sinh, rối loạn bạch cầu hạt và hồng cầu.

- Chắc chắn sẽ có rất nhiều nhà khoa học muốn hợp tác nghiên cứu với ông trong những lĩnh vực trên, bao gồm cả những viện, trường, tổ chức ở Việt Nam. Ông sẽ nói gì với những đề nghị như vậy?

Hoàn toàn sẵn lòng. Thực tế, không chỉ những dự án với tôi, tôi đã giới thiệu Quỹ VinFuture với Đại học Chulalongkorn, Thái Lan - nơi có nhiều kinh nghiệm và mạng lưới các nhà khoa học về vắc xin ARN. Bản thân tôi cũng rất vui nếu được hợp tác với bất kì trường đại học nào ở Việt Nam để phát triển nghiên cứu vắc xin ARN.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture tiết lộ về việc sử dụng khoản thưởng triệu đô ảnh 1
GS-BS Drew Weissman trong phòng thí nghiệm.

“VinFuture đã được giới khoa học công nhận”

- VinFuture hiện đã gần tới thời điểm công bố giải thưởng mùa thứ hai. Đối với cộng đồng khoa học thế giới, Giải thưởng này đang được đánh giá ra sao, thưa Giáo sư?

Tôi tin VinFuture đã được giới khoa học công nhận. Dù mới ra đời nhưng mọi người rất hào hứng vì giải thưởng rộng mở với nhiều ngành khoa học, không giống một số giải thưởng quốc tế khác, thường chỉ tập trung vào một số đối tượng và lĩnh vực. Điều quan trọng với các nhà khoa học là sự công nhận cho những gì họ theo đuổi. Với VinFuture, tôi nghĩ, mọi người không chỉ coi đây là một giải thưởng cho các nhà khoa học mà còn là giải thưởng cho những người tiên phong trong các lĩnh vực.

- VinFuture năm nay có chủ đề Hồi sinh và Tái thiết. Theo ông, vấn đề gì sẽ được quan tâm tại giải thưởng quốc tế này?

Với những bất ổn trên thế giới hiện tại, có một vấn đề mà nhiều đồng nghiệp của tôi hiện rất quan tâm, đó là nỗi sợ hãi đối với vũ khí phóng xạ, hóa học và sinh học. Một số cộng tác viên của tôi đang tập trung nghiên cứu các phương pháp điều trị phơi nhiễm bức xạ, hóa chất, và sinh học. Tôi nghĩ điều đó sẽ rất quan trọng khi những nỗi lo về xung đột vẫn hiện hữu.

Ngoài ra, cấy ghép cũng là một nhu cầu rất lớn chưa được đáp ứng trên thế giới. Phương pháp truyền thống là phẫu thuật và dùng thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, cách làm này thường chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn. Thế giới đang phát triển các phương pháp cấy ghép mới, hiệu quả hơn và giúp người bệnh không cần dùng loại thuốc này.

Chúng ta cũng cần nhắc tới một số vấn đề đáng quan tâm khác như ứng phó với môi trường, cách nuôi động vật lấy thịt… Giải quyết những vấn đề này sẽ là điều vô cùng quan trọng giúp con người sống tốt hơn trên trái đất.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture tiết lộ về việc sử dụng khoản thưởng triệu đô ảnh 2
Chân dung của GS-BS Drew Weissman.

- Cụ thể, ông đang nghĩ tới ứng viên nào cho Giải thưởng VinFuture năm nay?

Tôi có thể nghĩ ngay đến một số người. Ví dụ như một nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi ở Pennsylvania, người đã tìm thấy một loại phản ứng miễn dịch hoàn toàn mới với khả năng sử dụng ARN. Hay một vị tiến sĩ đã cùng tôi thực hiện rất nhiều công việc nghiên cứu vắc xin ở giai đoạn đầu. Hiện tại, anh ấy có phòng thí nghiệm riêng và đang phát triển vắc xin của riêng mình sử dụng công nghệ ARN LNPs. Ngoài ra có thể là những nhà nghiên cứu đang tiên phong thúc đẩy sự phát triển của khoa học trong nghiên cứu các hoạt chất mới hay phương pháp sản xuất các hạt nano lipid… Tất cả những nhà khoa học này với những nghiên cứu hiện tại đều phù hợp với Giải thưởng VinFuture năm nay.

- Xin cảm ơn ông!

Giáo sư, Bác sỹ Drew Weissman, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania. Giáo sư Weissman đã dành hơn 15 năm nghiên cứu về ARN để chế tạo vắc xin với hi vọng về khả năng chữa nhiều loại bệnh khác nhau của mARN tùy chỉnh. Công nghệ mARN được ông và TS. Katalin Karikó phát triển sau đó đã được Pfizer-BioNTech và Moderna sử dụng trong quá trình phát triển vắc xin phòng Covid-19.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.