Chủ tịch nước thăm và làm việc với Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới thăm, làm việc tại Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga. Cùng dự có Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Bezdetko Gennady Stepanovich.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang và các đại biểu tham quan các sản phẩm khoa học, công nghệ của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang và các đại biểu tham quan các sản phẩm khoa học, công nghệ của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.

Tại đây, Chủ tịch nước cùng các đại biểu đã tham quan khu trưng bày các sản phẩm khoa học, công nghệ tiêu biểu và nghe báo cáo một số kết quả hoạt động nổi bật của trung tâm những năm gần đây, phương hướng trong thời gian tới, triển vọng phát triển lâu dài của trung tâm.

Trong những năm qua, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trong nghiên cứu khoa học trên các hướng như: Sinh thái nhiệt đới, độ bền nhiệt đới, y sinh nhiệt đới và đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao.

Đặc biệt, trung tâm đã đưa các trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại do Chính phủ Liên bang Nga tài trợ tham gia phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả tại các địa phương. Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng của trung tâm có tính cấp thiết, góp phần giải quyết các vấn đề an ninh tổng hợp của hai nước, chống lại các nguy cơ về hóa học, y sinh học, phát triển các giải pháp y tế, giảm thiểu hậu quả của thảm họa nhân tạo, duy trì hoạt động, kéo dài tuổi thọ của các trang thiết bị và nâng cao sức khỏe nghề nghiệp cho quân nhân trong điều kiện lao động đặc thù.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trải qua hơn 33 năm xây dựng và phát triển, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga, cùng sự nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã ngày càng phát triển toàn diện, vững chắc. Năng lực nghiên cứu khoa học, ứng dụng chuyển giao công nghệ được nâng cao, hoạt động khoa học, công nghệ phát triển mạnh về số lượng, chất lượng, hiệu quả; công tác xây dựng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia đầu ngành được coi trọng.

Trung tâm đã thực hiện tốt việc đổi mới cơ chế quản lý, điều hành hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ. Công tác đối ngoại quốc phòng và hợp tác quốc tế được thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, trung tâm đã nghiên cứu thành công và được Bộ Y tế công nhận quy trình xét nghiệm SARS-CoV-2.

Chủ tịch nước thăm và làm việc với Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga ảnh 1
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tập trung vào nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp sinh thái, môi trường biển, nghiên cứu nâng cao độ bền nhiệt đới các loại vũ khí trang bị kỹ thuật, nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm mới, các thách thức an ninh phi truyền thống...

Để Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tiếp tục phát triển đúng hướng, trở thành cơ sở khoa học, công nghệ đạt trình độ khu vực và thế giới, có khả năng tham gia và triển khai các chương trình khoa học trọng điểm của Nhà nước và Bộ Quốc phòng, tiếp tục là địa chỉ tin cậy trong mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trung tâm cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối đối ngoại và phát triển khoa học, công nghệ của Đảng, Nhà nước, bám sát sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, của Ủy ban Phối hợp liên Chính phủ về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga.

Cùng với đó, trung tâm cần kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng, thích ứng và chuyển giao công nghệ phục vụ các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; gắn hoạt động của trung tâm với công tác kỹ thuật của quân đội; huy động, mở rộng sự tham gia của các trường đại học, tổ chức khoa học, công nghệ chuyên gia hàng đầu của Nga trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ theo nhu cầu của Việt Nam, bảo đảm cân bằng lợi ích giữa hai nước.

Đẩy mạnh việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu; phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, các lĩnh vực trung tâm có thế mạnh, tập trung vào nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp sinh thái, môi trường biển, nghiên cứu nâng cao độ bền nhiệt đới các loại vũ khí trang bị kỹ thuật, nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm mới, các thách thức an ninh phi truyền thống...

Trung tâm cần đầu tư, xây dựng các công trình, các trạm quan trắc sinh thái, phòng thí nghiệm mới với những trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; tăng cường hợp tác nghiên cứu, đầu tư chiều sâu, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ, phát huy lợi thế hợp tác trực tiếp và cầu nối giữa các đơn vị, tổ chức khoa học, công nghệ và sản xuất của Việt Nam, Liên bang Nga và các nước khác; mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ nhiệt đới.

Đối với những kiến nghị của trung tâm, Chủ tịch nước giao Bộ Quốc phòng chỉ đạo Phân ban Việt Nam tổng hợp, đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền để trao đổi, thống nhất với các đối tác có thẩm quyền phía Nga trong Ủy ban phối hợp liên Chính phủ về Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga./.

Theo Báo Chính phủ
Bình luận
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
(Ngày Nay) - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .