Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng các vong linh được thả khỏi cổng địa ngục để quay về trần gian. Vậy nên Rằm tháng 7 không chỉ là ngày Rằm thông thường mà nó còn là ngày Xá tội vong nhân và đồng thời là ngày lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ. Chính vì thế mà vào ngày này, người Việt rất coi trọng việc thờ cúng để cầu cho cả gia đình bình an, xua đuổi mọi vận xui đeo bám.
Thông thường, việc cúng Rằm tháng 7 sẽ diễn ra trước chính Rằm và thường rơi vào khoảng thời gian từ ngày 2/7 - 14/7 âm lịch. Bởi theo quan niệm dân gian, những vong hồn có người cúng tế thì được về trần gian thọ hưởng vào ngày 15/7 âm lịch hàng năm. Trong khi đó, những vong hồn không có con cháu dương trần cúng tế thì sẽ phải trở về vào ngày 14/7. Do vậy, nhiều gia đình chọn cúng Rằm tháng 7 và cúng cô hồn trước ngày 15/7 âm lịch.
Mỗi vùng miền thường sẽ có một mâm cỗ cúng riêng phù hợp với đặc trưng của địa phương mình sinh sống. Nhưng nhìn chung, một mâm cúng Rằm tháng 7 sẽ có những thứ tối thiểu bao gồm:
- Tiền cúng chúng sinh, tiền lẻ.
- Hoa tươi, mâm ngũ quả.
- Bỏng ngô, ngô luộc, khoai lang, sắn luộc.
- Bánh kẹo.
- Một tô cháo trắng, một mâm gạo muối (gồm có bát, đũa mỗi thứ 5 đôi).
- Mười hai cục đường thẻ.
- Mía chặt thành từng khúc nhỏ mỗi khúc từ 15 cm.
- Nước trắng, rượu (mỗi thứ 3 chén nhỏ).
- Hương thẻ, hai cây nến.
- Ngoài ra còn có thêm các vật dụng hàng này như gương, lược, khăn tay, đồ trang sức như vòng tay, hoa tai,…
Trong quá trình cúng lễ Rằm tháng 7, bạn cũng cần lưu ý một số việc như:
- Tiền vàng nên rải về 4 phía và đặt ở mỗi phía từ 3 - 7 cây nhang.
- Nên cúng vào buổi chiều tối vì lúc đó ánh sáng yếu, các cô hồn dễ dàng hoạt động, nhanh nhạy hơn. Nếu cúng ban ngày ánh sáng dương khí mạnh thì các vong hồn sẽ bị suy yếu, dễ bị đốt cháy.
-Lễ cúng Rằm phải được bày ra trước sân nhà hoặc trước cửa nhà. Đặc biệt lễ này nên được bày cúng ngoài trời. Trong mâm lễ phải cúng đồ chay, không được phép có xôi gà, vì xôi gà chỉ dành cúng tổ tiên, thần linh, không cúng âm hồn ma quỷ.
- Khi thủ tục khoa lễ kết thúc, đem hóa hết vàng mã, tiền vàng quần áo, muối gạo, cháo trắng được vãi ra ngoài, theo quy tắc nên rải từ nhà ra đầu ngõ rồi đến đường lớn để tiễn sinh linh, cô hồn.
- Khi chưa cúng xong mà lễ vật bị tranh cướp thì gia chủ thả tay không dành lại lễ vật vì nếu giật lại đồ lễ sẽ khiến gia chủ gặp nhiều điều không may. Việc chưa cúng xong mà có người cướp lễ thì đó là tín hiệu tốt cho gia cát nhà bạn.
- Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!