Chuyển đổi số: Phú Thọ vươn lên nhóm đầu cả nước về hạ tầng số

(Ngày Nay) - Xác định hạ tầng số phải đi trước một bước, thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã không ngừng đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, mở rộng dung lượng băng thông, đường truyền, cung cấp Internet chất lượng cao, tạo điều kiện cho người dân thông tin liên lạc, nâng cao đời sống, vật chất tinh thần và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Xóa vùng trắng, vùng lõm sóng di động

Trước kia, khi chưa có sóng điện thoại, cứ mỗi khi có công việc chung là anh Hà Văn Dũng, Bí thư Chi bộ khu Sinh Dưới (xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn) lại phải đến từng hộ dân để thông báo, phổ biến các nội dung, hoạt động tới bà con. Công việc của trưởng khu cũng vì thế gặp nhiều khó khăn, vất vả, nhưng hiệu quả lại không cao.

Từ tháng 5/2023, khi chính thức “đón sóng” về bản, đời sống của 65 hộ dân người dân tộc Dao ở Sinh Dưới như bước sang trang mới. Bà con không phải đi ra khu vực trung tâm để "đón sóng", gọi điện thoại nữa. Không chỉ được nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, người dân Sinh Dưới giờ đây đã có điều kiện để nâng cao chất lượng hưởng thụ thông tin, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản xuất.

Anh Hà Văn Dũng cho biết, sau khi tiếp nhận ý kiến của người dân xã Khả Cửu, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai kế hoạch đầu tư, xây dựng hạ tầng số tại 2 khu Sinh Dưới và Sinh Trên. Đến cuối năm 2023, Viễn thông Phú Thọ đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt 1 trạm thu, phát sóng di động, 1 điểm cung cấp dịch vụ băng rộng cố định với hơn 10 km cáp quang và cột bê tông tại khu Sinh Dưới và 2 trạm phát sóng di động tại khu Sinh Trên đảm bảo cung cấp dịch vụ thông tin di động và internet cố định cho người dân vùng dân tộc thiểu số.

Ông Lê Quang Thắng, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ cho biết, với quyết tâm xóa vùng trắng sóng di động, khắc phục vùng lõm sóng di động băng rộng 4G và đưa Internet băng rộng cố định đến từng thôn, bản, khu dân cư, Sở đã tổ chức rà soát, thống kê hiện trạng hạ tầng viễn thông trên toàn tỉnh; đồng thời xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ.

Đến hết năm 2023, 14 thôn, bản đặc biệt khó cuối cùng của tỉnh Phú Thọ đã được phủ sóng thông tin di động, trong đó có: thôn Sinh Tàn thuộc xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn và thôn Xóm Dích của xã Trung Sơn, huyện Yên Lập; các khu Khang Lèn, Đồng Khoai, Đồng Giang, Đồng Thi thuộc xã Vinh Tiền; khu Lóng 1, Lóng 2 thuộc xã Thạch Kiệt; khu Tảng thuộc xã Tam Thanh; khu Cọ Sơn 1, Cọ Sơn 2 thuộc xã Thu Ngạc...

Ông Đặng Việt Hải, Giám đốc VNPT Phú Thọ cho biết, đơn vị chú trọng đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông số; xây dựng, triển khai hiệu quả các phần mềm, giải pháp công nghệ thông tin và đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Trong đó, hạ tầng viễn thông phát triển theo hướng hạ tầng số là yếu tố hàng đầu để triển khai công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số. Theo đó, VNPT Phú Thọ đã tập trung xây dựng và củng cố hạ tầng mạng viễn thông, đến nay mạng Internet cáp quang VNPT và mạng Internet di động Vinaphone đã triển khai đến 100% các xã, phường, thị trấn của tỉnh. Đồng thời, đơn vị đã xây dựng và vận hành hiệu quả mạng truyền số liệu diện rộng của tỉnh để kết nối dùng riêng cho 100% cơ quan Nhà nước các cấp...

Theo Sở Thông tin và Truyền thông Phú Thọ, xác định hạ tầng số phải đi trước một bước, những năm gần đây tỉnh đã tập trung đầu tư nâng cấp trên 3.800 trạm BTS; phủ sóng 4G với trên 1.600 trạm. Cáp quang băng rộng được cung cấp đến 100% cơ quan nhà nước và gần 80% hộ gia đình. 100% thôn bản thuộc khu vực đặc biệt khó khăn được phủ sóng thông tin di động; trên 87 % dân số sử dụng điện thoại thông minh... Năm 2023, Phú Thọ nằm trong nhóm dẫn đầu về phát triển hạ tầng số trên cả nước, với thứ hạng 6/63 tỉnh, thành phố, góp phần làm tăng điểm xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương của Phú Thọ.

Tiếp tục nâng cao thứ hạng về hạ tầng số

Theo ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, mục tiêu đến năm 2025, Phú Thọ sẽ trở thành tỉnh có hạ tầng số thuộc nhóm dẫn đầu các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, làm cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian tới, tỉnh sẽ hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng số, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông cho chuyển đổi số.

Đồng thời, tỉnh sẽ đẩy mạnh đầu tư, xây dựng trạm thu phát sóng di động 4G phủ sóng 100% các thôn, bản và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các khu vực sóng yếu; ưu tiên, tập trung phát triển 5G tại trung tâm các huyện, thành, thị, khu công nghiệp, khu du lịch, cơ quan nhà nước và phục vụ, hỗ trợ thông minh hóa các hạ tầng đô thị, giao thông, năng lượng, y tế...

Cùng với đó, tỉnh sẽ đầu tư hạ tầng cáp quang và cung cấp dịch vụ Internet băng rộng tại tất cả thôn, bản; ứng dụng công nghệ mới, hiện đại tăng tốc độ truy nhập mạng Internet; đẩy mạnh chia sẻ, dùng chung cơ sở hạ tầng; tăng cường chỉnh trang, hạ ngầm mạng cáp viễn thông trên địa bàn. Phú Thọ sẽ thúc đẩy phát triển Internet băng rộng cố định đến hộ gia đình; triển khai các chương trình hỗ trợ giá cước, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho các hộ nghèo, cận nghèo theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; đảm bảo kết nối thông suốt mạng truyền số liệu chuyên dùng 4 cấp từ Trung ương đến xã; sử dụng đồng bộ, tập trung các dịch vụ cung cấp trên mạng truyền số liệu chuyên dùng.

Bên cạnh đó, địa phương cũng nâng cấp, phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; tiếp tục nâng cấp, mở rộng Kho dữ liệu số và Cổng dữ liệu mở của tỉnh; nâng cấp và duy trì hoạt động hiệu quả Trung tâm dữ liệu số, Trung tâm điều hành thông minh, Trung tâm giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh…

Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, mạng di động 5G được phủ sóng đến 100% trung tâm các huyện, thành, thị, các khu công nghiệp, khu du lịch; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%; 100% các thôn, bản có hạ tầng Internet băng rộng cáp quang; nâng tỷ lệ hộ gia đình có Internet băng rộng cáp quang đạt 85%. Tỉnh phấn đấu 100% hệ thống thông tin dùng chung kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng và liên thông 4 cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã; phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh kết nối, chia sẻ dữ liệu 100% các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh với các cơ sở dữ liệu quốc gia…

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.