Chuyên gia lý giải vì sao mắc Covid-19 sau 8 ngày xét nghiệm âm tính?

PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị cho thời điểm lấy mẫu.Trường hợp bệnh nhân có xét nghiệm âm tính trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính là bình thường.
Chuyên gia lý giải vì sao mắc Covid-19 sau 8 ngày xét nghiệm âm tính?

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid- 19 TP Hà Nội vào chiều qua, Chủ tịch UBDN TP Nguyễn Đức Chung cho biết thành phố ghi nhận hai trường hợp mắc Covid- 19 dù trước đó đã xét nghiệm âm tính.

Trong đó có trường hợp nữ tiếp viên trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Nội Bài ngày 2/3 có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 nhưng sau 8 ngày thì bị sốt, ho, xét nghiệm lại dương tính.

Cụ thể, bệnh nhân có xét nghiệm âm tính lần 1 vào ngày 7/3 khi đang được thực hiện cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội). Sau đó bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm. Tại đây, bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt nên được chuyển lại về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương  ngày 14/3.  Ngày 15/3 lại cho kết quả dương tính.

Như vậy sau 8 ngày có xét nghiệm âm tính, bệnh nhân lại cho kết quả dương tính. Quận Long Biên đã phối hợp với các đơn vị rà soát lại toàn bộ các trường hợp trước đây cho là F2 giờ chuyển lên F1.

Lý giải điều này, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân xét nghiệm âm tính tức là trong dịch họng không tìm thấy virus. Tại thời điểm đó không lây cho người khác. Nhưng nếu trong thời kỳ ủ bệnh thì sau vài ngày bệnh nhân phát bệnh và lại trở thành dương tính. Khi đó sẽ có khả năng lây cho người khác.

Đồng tình với quan điểm này,  PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị cho thời điểm lấy mẫu. Mỗi loại xét nghiệm có ngưỡng phát hiện nhất định. Phương pháp xét nghiệm xác định người nhiễm Covid-19 hiện nay được toàn thế giới áp dụng là Realtime PCR (RT-PCR). Đây là phương pháp có độ nhạy, đặc hiệu rất cao.

“Trường hợp bệnh nhân có xét nghiệm âm tính trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính là bình thường. Vì thời điểm lấy mẫu, bệnh nhân ở giai đoạn ủ bệnh, chưa đến ngưỡng phát hiện được bằng xét nghiệm”, PGS Mai nói.

Cũng theo chuyên gia Mai, vì được quản lý tốt nên bệnh nhân mới được xét nghiệm nhiều lần. Việc cho kết quả dương tính lần này đã khẳng định việc cách ly 14 ngày là hợp lý.

Vì thế, trong trường hợp F1 (những người tiếp xúc gần với bệnh nhân F0) âm tính, BS Nguyễn Trung Cấp nhấn mạnh “vẫn cần cách ly tập trung vì bất cứ lúc nào F1 cũng có thể trở thành dương tính”.

Theo đó, BS Cấp khuyến cáo các địa phương cần y tế theo dõi sát và phát hiện kịp thời những trường hợp F1.

“Với các trường hợp F2 (những người tiếp xúc gần với F1) thì hạn chế đi xa vì bất cứ lúc nào F1 thành F0 thì F2 lại thành F1 và phòng khi F1 triệu chứng không rõ (khoảng 40%) tức là họ đã là F0 mà không biết”, bác sĩ Cấp nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, trường hợp nữ tiếp viên hàng không ở Hà Nội qua xét nghiệm Covid - 19 cho kết quả âm tính nhưng đến 8 ngày sau lại dương tính là hoàn toàn bình thường. Hiện nay nhiều người đang nghĩ âm tính sẽ là không có bệnh. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm phụ thuộc vào thời điểm lấy mẫu bệnh. 

Thời điểm lấy mẫu âm tính có nghĩa là thời điểm đó chưa phát bệnh chứ không có nghĩa là không bị bệnh. Phải tiếp tục giám sát, cách ly chặt chẽ trong 14 ngày để khẳng định rằng bệnh nhân không phát bệnh trong 14 ngày đó.

Bác sĩ Khanh cho biết, trong thời gian ủ bệnh, virus SARS -Cov-2 ít có khả năng lây cho người khác và nó chỉ lây trong thời gian có triệu chứng, đủ lượng virus. Những người phải cách ly, bác sĩ Khanh cho rằng không được chủ quan và phải đủ 14 ngày mới có thể khẳng định đúng hay không.

Một số trường hợp phết tế bào họng có thể vị trí lấy không có virus hoặc là virus chưa đủ nhiều nên rất dễ để cho kết quả âm tính giả. Việc xét nghiệm phải đảm bảo thời điểm lấy mẫu, cách xét nghiệm.

Bác sĩ Khanh cho biết với các cách xét nghiệm như Việt Nam hiện nay là hoàn toàn chính xác, người dân không sợ âm tính giả hay dương tính giả.

Theo Bộ Y tế, tính đến 6h sáng nay trên thế giới đã có 182.332 người mắc Covid- 19 trong đó, + tại Trung Quốc đại lục là 80.860 người. Bệnh đã lan ra 162 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung quốc với 7.142 trường hợp tử vong. Dẫn đầu trong số quốc gia có người tử vong do dịch bệnh này là Trung quốc đại lục với  3.213 trường hợp, tiếp đến là Ý.

Tại Việt Nam, đến sáng nay (17/3) đã ghi nhận 61 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó 16 trường hợp đã điều trị khỏi ra viện.

45 ca mới phát hiện từ ngày 6/3 đến nay và đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, có 18 người nước ngoài, 27 người Việt.

Theo Infonet
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.