Chuyện nghề những người 'gác chốt' Bamboo Airways ngoài đảo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mang tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân”, những đại diện Bamboo Airways tại Côn Đảo đã góp phần làm nên nhiều kỳ tích của Hãng, như trong 4 tháng mở liên tiếp 7 đường bay, hay hoàn thiện Phòng chờ Thương gia chỉ trong vòng 1 tháng…

Tinh thần dấn thân

17 giờ 35 phút, sau khi chiếc máy bay Bamboo Airways cuối cùng đưa khách từ Côn Đảo đi Cần Thơ, cũng là chuyến bay cuối cùng của một ngày, cảng hàng không Côn Đảo bắt đầu chìm vào bóng tối và yên lặng. Trong số 22 sân bay có hoạt động bay dân sự, sân bay Côn Đảo là cảng hàng không duy nhất dừng hoạt động sau 6 giờ tối, vì thiếu hệ thống đèn chiếu dẫn ban đêm.

Trong không gian tại cảng, Trần Hữu Tài (27 tuổi, TP HCM) cùng 2 bạn nhân viên đang nhập nốt báo cáo kết thúc ngày. Hiện là Quyền trưởng đại diện của Bamboo Airways tại Côn Đảo, anh là một trong những người đầu tiên đưa hình ảnh Bamboo Airways lên hòn đảo thiêng thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chuyện nghề những người 'gác chốt' Bamboo Airways ngoài đảo ảnh 1

Đại diện Bamboo Airways tại Côn Đảo

Có rất nhiều định nghĩa về tuổi trẻ mà mẫu số chung là: Tuổi trẻ đồng nghĩa không né tránh những việc khó, không ngại thử sức với những việc mình chưa từng làm, không ngừng dấn thân để khám phá chính mình.

Cho nên không ngạc nhiên khi các thành viên gia đình Bamboo Airways tại đây đều trẻ và tràn đầy nhiệt huyết. Đặc biệt, họ đều là những người đến từ những miền đất khác: Hà Nội, Đà Nẵng, Tuy Hòa hay TP HCM.

Chia sẻ về cơ duyên đến với Côn Đảo, Trần Hữu Tài cho biết: “Trước khi ra đảo, tôi đang công tác tại sân bay Cam Ranh. Lúc nhận được lời đề nghị tới Côn Đảo để tạo lập nền móng của Bamboo Airways tại đây, bản thân khá bất ngờ nhưng tôi đồng ý ngay mà không cần suy nghĩ nhiều. Lý do của tôi chỉ đơn giản là mình còn trẻ, mình nên trải nghiệm, khám phá thế giới, cũng như khám phá chính bản thân nhiều hơn.”

Chuyện nghề những người 'gác chốt' Bamboo Airways ngoài đảo ảnh 2

Anh Trần Hữu Tài (bên phải) đang cùng với thợ kỹ thuật kiểm tra chuyến bay

Nếu anh Hữu Tài đến Côn Đảo để thử thách chính mình thì anh Trần Khánh Du (28 tuổi, Hà Nội) cho biết hành trình đến Côn Đảo xuất phát từ chữ “duyên”: “Ban đầu nghe thông tin về việc tuyển dụng nhân sự tại Côn Đảo, tôi không để ý lắm vì công việc tại Nội Bài khi đó khá bận rộn. Nhưng sau 3 ngày nghỉ phép, ngẫm nghĩ mãi về câu chuyện Côn Đảo, tôi thấy đây là một cơ hội hiếm có để học hỏi kiến thức, trải nghiệm môi trường mới năng động nên tôi quyết định lên đường.”

Kỳ tích bắt đầu

Mang tinh thần của người trẻ, những đại diện của Bamboo Airways tại các sân bay lớn lần lượt lên đường tới Côn Đảo trong tuần cuối cùng của tháng 9/2020, với mục đích chuẩn bị cho những chuyến bay đầu tiên được Hãng khai thác đến đây vào ngày 29/9.

Chuyện nghề những người 'gác chốt' Bamboo Airways ngoài đảo ảnh 3

Anh Lê Vũ Kha quê Tuy Hòa – Phú Yên tại Côn Đảo

Để Bamboo Airways có thể mở đường bay đến Côn Đảo, trong những ngày đầu, mọi thành viên ở đây đã nỗ lực, làm việc không kể ngày đêm trong điều kiện không thuận lợi. Côn Đảo là sân bay nhỏ, bãi đỗ hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự đều hạn chế, lại không có đèn chiếu để khai thác vào ban đêm. Mặt khác, việc di chuyển từ thị trấn ra Cảng khá xa, cộng thêm thời tiết phức tạp cùng gió lớn cũng khiến cho hành trình xây dựng cơ sở vật chất và nhân lực ở đảo trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, những trở ngại này không làm mọi người chùn bước. Anh Lê Anh Đức (29 tuổi, Đà Nẵng) cho hay tất cả thành viên đều nỗ lực hết sức để hoàn thành công việc được giao, bao gồm: đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tại sân bay, triển khai quy trình của Hãng, chuẩn bị tài liệu khai thác bay, xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu. Khối lượng công việc khổng lồ này được hoàn thành chỉ trong 7 ngày.

Và rồi vào ngày 29/9, sự kiện Bamboo Airways chính thức khai thác 3 đường bay thẳng từ Hà Nội, Hải Phòng và Vinh đến Côn Đảo bằng dòng máy bay phản lực hiện đại Embraer 195; đồng thời là hãng bay đầu tiên khai thác dịch vụ thương gia đến đây đã thành công tốt đẹp.

Chuyện nghề những người 'gác chốt' Bamboo Airways ngoài đảo ảnh 4

Anh Lê Anh Đức hỗ trợ hành khách trong chuyến bay đầu tiên của Bamboo Airways tới Côn Đảo

Anh Anh Đức nhớ lại kỷ niệm này: “Hình ảnh máy bay hạ cánh xuống đường băng sân bay Côn Đảo trong tiếng vỗ tay của nhân viên Cảng hàng không là hình ảnh đẹp nhất với tôi. Lúc ấy tôi thật sự xúc động và tự hào.”

Tinh thần thép, kỷ luật và đoàn kết

Không chỉ mở mới nhiều đường bay, Bamboo Airways tiếp tục “ghi điểm” trong mắt hành khách khi là hãng bay đầu tiên khai thác Phòng chờ Thương gia Côn Đảo.

Để đạt được kết quả này, cán bộ, công nhân viên của Bamboo Airways tại đảo đã nỗ lực phấn đấu hết mình để khai trương Phòng chờ đúng hạn trong vòng 1 tháng.

“Tôi nhớ đến gần sát ngày khai trương mà Phòng chờ Thương gia Bamboo Airways tại Côn Đảo vẫn còn là 1 khu vực ngổn ngang chưa xây dựng xong. Tuy nhiên, bằng tinh thần thép vượt mọi khó khăn, bằng tính kỷ luật và tinh thần đoàn kết của tập thể, đúng 6 giờ sáng ngày 2/11, Phòng chờ Thương gia của Bamboo Airways chính thức được khai trương. Sự kiện này đánh dấu thêm một dấu mốc đáng nhớ của Bamboo Airways tại Côn Đảo, tôi chỉ có thể nói lên hai chữ tự hào về người nhà Bamboo”, anh Lê Vũ Kha (32 tuổi, Phú Yên) chia sẻ.

Chuyện nghề những người 'gác chốt' Bamboo Airways ngoài đảo ảnh 5

Đại diện Bamboo Airways chào chuyến bay sắp cất cánh

Chỉ 4 tháng trước đây, hành khách từ Hà Nội muốn bay vào Côn Đảo phải bay nối chuyến vào TP HCM, thời gian di chuyển dài cùng với giá vé bay cao. Tuy nhiên, từ khi Bamboo Airways “vào cuộc”, Hãng hiện là lựa chọn “vàng” để bắt đầu hành trình khám phá đảo thiêng vì có thể bay thẳng với giá vé hấp dẫn trên những hành trình bay có dịch vụ định hướng 5 sao. Và để đạt được điều này, không thể không nói đến sự nỗ lực, cố gắng của các gương mặt đại diện Hãng tại đây.

Tất cả vì hành khách

Từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối, một ngày làm việc của các đại diện của Bamboo Airways tại Côn Đảo thường gắn liền với hỗ trợ, giải đáp cho hành khách; phối hợp với Cảng vụ nhằm đảm bảo an toàn ở mức tối đa cho các chuyến bay hay đáp ứng và xử lý các vấn đề như cung cấp nơi lưu trú và ăn uống, sắp xếp phương tiện di chuyển thay thế, trong trường hợp chuyến bay bị hoãn hoặc hủy.

Vào những ngày đầu mới khai thác bay, anh Tài tâm sự, có những chuyến bay bị hoãn, hủy vì lý do khai thác hay kỹ thuật, đại diện Hãng đã làm hết sức để hỗ trợ hành khách trong công tác ăn uống, nghỉ ngơi cho đến khuya. Anh cũng cho biết thêm, nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho hành khách bay cùng Bamboo Airways trong các trường hợp bất khả kháng, Bamboo Airways đã kết nối với nhiều cơ sở lưu trú, doanh nghiệp vận chuyển tại Côn Đảo.

Chuyện nghề những người 'gác chốt' Bamboo Airways ngoài đảo ảnh 6

Tập thể nhân viên Bamboo Airways công tác tại Côn Đảo

Hiện nay, hãng đang khai thác các 7 tuyến bay kết nối Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP HCM với Côn Đảo, tần suất 8 chuyến khứ hồi/ngày. Đây cũng là những đường bay nhận được khá nhiều sự quan tâm từ hành khách.

“Việc các đường bay kết nối Côn Đảo của Bamboo Airways nhận được sự hưởng ứng và đánh giá tích cực từ đông đảo hành khách trong thời gian qua vì sự thuận lợi và chất lượng dịch vụ, đây là một trong những điều chúng tôi rất tự hào. Bởi vậy mọi người đều động viên nhau cần phải cố gắng làm tốt hơn nữa”, anh Hữu Tài cho biết.

Với đặc thù đường bay phục vụ một lượng khách đông đảo du lịch tâm linh, đường bay Côn Đảo có nhiều hoạt động nổi bật vào giai đoạn cao điểm Tết. Điều này cũng có nghĩa các anh năm nay sẽ đón giao thừa và trực Tết tại Côn Đảo. Mặc dù đã nhiều năm đón Tết xa nhà, nhưng mỗi người vẫn không tránh khỏi sự chạnh lòng mỗi dịp Tết đến xuân về. “Mỗi dịp tết đến, tôi rất thèm bánh chưng”, anh Tài tâm sự.

“Tuy nhiên, ngành hàng không cũng như bất kì ngành nghề nào khác, đều có nhiều thứ được và mất. Với tôi, và cũng như với các bạn ở đây, công việc này cho chúng tôi nhiều thứ, như là những bài học vô giá về cuộc sống, về công việc hay con người. Đến giờ phút này, cá nhân tôi chưa bao giờ cảm thấy hối hận về quyết định của mình”, anh Tài nói.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.