Cơ quan Vũ trụ Châu Âu sẽ… khoan thủng mặt trăng?

Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) vừa tiết lộ kế hoạch đưa robot lên mặt trăng và khoan vào thiên thể này để tìm kiếm nước, oxy và nhiên liệu tên lửa.
Căn cứ mặt trăng mà ESA dự tính xây dựng trong tương lai
Căn cứ mặt trăng mà ESA dự tính xây dựng trong tương lai

ESA hy vọng kế hoạch "khai thác mặt trăng" của họ sẽ bắt đầu vào năm 2025. Hiện họ đã ký hợp đồng với nhà sản xuất tên lửa Ariane Group để nghiên cứu và tiến hành các bước chuẩn bị đầu tiên.

Kế hoặc này nhắm đến regolith, hay còn gọi là "đá mặt trăng", một vật liệu bao phủ toàn bộ bề mặt mặt trăng và có thể tồn tại đến độ sâu ít nhất 3,66 m. Regolith được tạo thành bởi hỗn hợp đất sét, mảnh thủy tinh, khoáng chất và các hợp chất hóa học như oxit sắt từ. Các nhà khoa học có thể chiết xuất ra nước, oxy và cả nhiên liệu tên lửa từ regolith.

Tiến sĩ David Parker, Giám đốc đơn vị Thám hiểm Con người và Robot tại ESA, nhận định: "Việc sử dụng tài nguyên vũ trụ có thể là chìa khóa để thăm dò mặt trăng bền vững". Nhiều cơ quan vũ trụ hiện nay tin rằng việc khai thác trực tiếp nước, oxy, nhiên liệu và các tài nguyên khác trên chính thiên thể họ đặt chân đến thay vì phải đem theo tất cả từ trái đất là bước quan trọng trong quá trình xây dựng căn cứ, thậm chí là lập một thuộc địa vĩnh viễn.

ESA và phía Ariane Group cũng tiết lộ "chiến binh" được cử lên mặt trăng thăm dò và khai thác tài nguyên sẽ là robot, không phải là con người.

ESA không phải là đơn vị đầu tiên tìm cách khai tài nguyên trực tiếp trên mặt trăng để phục vụ cho hoạt động của căn cứ trong tương lai từ những gì có sẵn trên mặt trăng. Hồi tháng 6-2018, ông Jim Bridenstine, giám đốc Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) từng tiết lộ kế hoạch đưa người lên Sao Hỏa vào năm 2030, trong đó bước đầu tiên sẽ là trở lại mặt trăng, lập một trạm trung chuyển, tiếp nhiên liệu cho các tàu vũ trụ khám phá hành tinh khác. NASA sẽ tìm kiếm nước và các tảng băng, những thứ mà bằng công nghệ điều chế hiện đại của họ, có thể dùng làm nhiên liệu tên lửa.

Theo NLD
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.