Có thể ổ dịch Covid-19 tại TP.HCM đã tồn tại từ lâu

0:00 / 0:00
0:00
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết giả thiết đáng lo ngại nhất là TP.HCM đã tồn tại những ổ dịch trước đó trong cộng đồng nhưng ngành y tế chưa thể tìm ra.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Chí Hùng.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm cho nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Chí Hùng.

Chiều 10/2, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì buổi giao ban trực tuyến với TP.HCM về tình hình phòng, chống dịch Covid-19.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay qua những buổi họp với chính quyền và thị sát thực tế, thành phố có khả năng lấy mẫu xét nghiệm nhanh nhưng việc xử lý mẫu còn tốn một khoảng thời gian nhất định. Từ lý do trên, bộ phận thường trực đã quyết định cho phép Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP điều các mẫu thử về các cơ quan y tế thuộc TP.HCM và trực thuộc Bộ Y tế để rút ngắn thời gian lấy mẫu.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng chia sẻ hiện tại, TP.HCM có tình huống tương đối phức tạp. Cụ thể, sau khi các ca tiếp xúc F1 có kết quả xét nghiệm âm tính thì các ca F2 liên quan lại dương tính với virus SARS-CoV-2.

"Chúng tôi đã đặt ra 2 giả thiết về nguồn gốc lây nhiễm Covid-19 tại TP.HCM. Tình huống một là các F1 đã nhiễm virus nhưng đã khỏi, qua thời gian ủ bệnh nên có kết quả âm tính. Tình huống 2 là các F1 này chính là các F0 lây nhiễm cho ca bệnh đầu tiên là BN1979", ông Nguyễn Trường Sơn nhìn nhận.

Để có đánh giá chính xác, TP.HCM cần xét nghiệm trên diện rộng với những ca tiếp xúc, người nhà liên quan các ca mắc Covid-19 đã ghi nhận thời gian qua.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Thứ trưởng Bộ Y tế đã bỏ qua một tình huống khác rất đáng lo ngại. Tình huống Phó thủ tướng giả định là trong cộng đồng đã tồn tại những ổ dịch khác mà lực lượng y tế chưa phát hiện ra.

"Tôi từng nói phải xác định tất cả nguồn lây nhiễm đều có nguy cơ như nhau. Ngoài việc truy vết ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố cần xét nghiệm thêm những khu vực có nguy cơ cao khác như quán cà phê, bến xe khu vực cửa ngõ", ông Vũ Đức Đam đề nghị.

Ngoài ra, ông Vũ Đức Đam đã đề nghị Bộ Y tế chuyển ngay 30.000 kit xét nghiệm kháng nguyên cho TP.HCM để phục vụ công tác truy vết, tìm ra nguồn gốc của ổ dịch.

"Hiện tại, chúng ta đã có 150.000 kit xét nghiệm kháng nguyên để chia về các tỉnh. Số kit này sẽ ưu tiên gửi về TP.HCM để phục vụ công tác xét nghiệm, điều tra nguồn gốc dịch trên diện rộng", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thông tin.

Từ ngày 27/1 đến 13h ngày 9/2, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 33 trường hợp mắc Covid-19. Tổng số ca mắc Covid-19 phát hiện tại thành phố là 202, trong đó 159 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh, 43 trường hợp đang điều trị.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong nhận định tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP.HCM đang ở mức nguy cơ rất cao. Lãnh đạo các cấp và ngành y tế toàn địa bàn cần sẵn sàng kịch bản cho những tình huống khẩn cấp.

Ngành y tế thành phố đã chuẩn bị năng lực để ứng phó trong trường hợp địa bàn có 50-100 ca mắc Covid-19.

Cụ thể, ngành y tế thành phố đã chuẩn bị 840 giường bệnh, 30 giường hồi sức cùng hàng chục máy thở chức năng cao, máy thở không xâm nhập, máy thở ECMO để sẵn sàng phục vụ người bệnh.

Đối với cơ sở cách ly tập trung, ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết sau Tết Tân Sửu, thành phố thực hiện phương án mở lại khu cách ly tập trung tại Đại học Quốc gia với quy mô 10.000 giường.

Theo Zing
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
Quan hệ Trung - Mỹ: Nhìn hoa đoán ý
(Ngày Nay) - Những dấu hiệu trong cuộc tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho thấy chính quyền Bắc Kinh chưa sẵn sàng "làm ấm" quan hệ song phương.
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.