Cơm âm phủ - món ăn mang đậm văn hóa ẩm thực Huế

Cơm Âm phủ là một món ăn có từ lâu đời của đất cố đô, rất đậm “chất Huế” gồm nhiều nguyên liệu tạo thành, đa màu đa sắc nhưng lại rất bình dân. Cái tên nghe rất lạ, tạo cho thực khách vẻ “sờ sợ” nhưng lại là một món ngon độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực Huế.
Cơm âm phủ - món ăn mang đậm văn hóa ẩm thực Huế
Cơm âm phủ - món ăn mang đậm văn hóa ẩm thực Huế - anh 1
Cơm âm phủ Huế là một trong những món ăn đại diện tiêu biểu về nghệ thuật chế biến và đậm nét văn hóa ẩm thực Huế. Ảnh: ST

Ở Huế hiện vẫn lưu truyền câu: “Muốn ăn cơm dĩa trữ tình, có quán Âm phủ ma rình phía sau”. Chắc ai chưa từng chộ (thấy) quán này chắc sẽ khiếp hồn khiếp vía khi có ai đó rủ đi ăn cùng. Nhưng ngược lại với điều đó, cơm Âm phủ đã mê hoặc biết bao thực khách khi đến Huế từ ngót nghét trăm năm trở lại đây.

Cơm âm phủ - món ăn mang đậm văn hóa ẩm thực Huế - anh 2
Đến Huế du khách có thể bắt gặp món cơm Âm phủ ở các nhà hàng lớn hay ngay tại những quán ăn bình dân bên đường. Ảnh: dulichhue

Bất cứ ai đi du lịch Huế, hầu như khi nghe qua món cơm âm phủ Huế đếu nóng lòng muốn thử qua để biết rõ hương vị của món ăn có cái tên độc đáo này. Ẩm thực xứ Huế nổi tiếng không chỉ bởi hương vị đậm đà phong phú, mà còn nức danh bởi nghệ thuật trình bày rất phong phú và tinh tế ngay từ những món ăn đơn giản nhất. Có thể được xem là một trong những đại diện về nghệ thuật trình bày, cơm âm phủ Huế có đủ màu sắc, như một bảng màu đa dạng để người đầu bếp có thể tô vẽ nên bức họa thật quyến rũ về ẩm thực.

Cơm âm phủ - món ăn mang đậm văn hóa ẩm thực Huế - anh 3
Cơm âm phủ được kết hợp với rất nhiều món ăn và màu sắc. Ảnh: dulichhue
Với món cơm âm phủ truyền thống của Huế, cơm trắng thường được đơm và đặt ở giữa đĩa cơm, chung quanh lần lượt là thịt ba rọi, chả Huế, trứng chiên, tôm, nem chua, rau thơm, dưa leo, dưa chua, cà chua được xếp đối xứng với nhau và dùng ít ngò cùng hành lá để trang trí thêm.
Cơm âm phủ - món ăn mang đậm văn hóa ẩm thực Huế - anh 4
Với 1 đĩa cơm âm phủ bình thường, cơm trắng thường được đơm và đặt ở giữa đĩa cơm, chung quanh lần lượt là thịt ba rọi, chả Huế, trứng chiên. Ảnh: afamily.com
Cơm trong món cơm âm phủ Huế được nấu từ gạo ngon, thơm và rất dẻo, được nấu thật khéo không ướt và không khô để khi đơm, cơm đóng khuôn một cách thật chắc, những hạt cơm lớp bên ngoài vẫn nguyên hột bóng bẩy.
Cơm âm phủ - món ăn mang đậm văn hóa ẩm thực Huế - anh 5
Các nguyên liệu cần có cho món cơm âm phủ. Ảnh: thanhnien
Thức ăn xếp quanh cơm được chế biến cũng thật khéo léo để không mất đi vị hài hòa. Thịt heo luộc chín có thể dùng thịt ba rọi nhiều nạc hoặc thịt nạc nguyên thái nhỏ và vừa, không quá mỏng cũng không quá dày, sau đó ướp gia vị nêm nếm vừa ăn. Trứng chiên vàng cuộn lại thái chỉ. Dưa leo thái nhỏ cũng được ướp gia vị cùng chút chanh cùng tỏi phi để thêm đậm đà và dậy mùi.
Cơm âm phủ - món ăn mang đậm văn hóa ẩm thực Huế - anh 6
Một đĩa cơm âm phủ được bày biện hoàn chỉnh. Ảnh: afamily.com
Sau khi mọi thành phần đã được chuẩn bị xong, thì dọn lên đĩa, kèm thêm là chén nước mắm chua ngọt được pha theo phong cách của người Huế rất đậm đà. Luôn giữ hương vị hài hòa từ bao thức ăn mặn, cùng lối bày trí phảng phất nét cung đình, cơm âm phủ Huế làm cho thực khách được thưởng thức một món ăn hoàn hảo không chỉ ngon mà còn rất đẹp mắt bởi nghệ thuật bày trí.
Cơm âm phủ - món ăn mang đậm văn hóa ẩm thực Huế - anh 7
Ngày nay, món cơm bình dân lạ tai này đã trở nên phổ biến, không chỉ ở Huế mà còn ở nhiều vùng miền khác. Ảnh: Internet
Cơm âm phủ Huế là một trong những món ăn đại diện tiêu biểu về nghệ thuật chế biến đậm nét văn hóa ẩm thực Huế. Vừa nghe qua món ăn này dễ khiến người ta bối rối bởi cái tên rất lạ lùng, nhưng khi nhìn qua, cảm nhận của mọi thực khách dường như hoàn toàn thay đổi bởi sự hài hòa về hình thức rất tuyệt vời của nó.
Tây Nguyên (TH)

Xem thêm:

Gợi ý hành trình phượt gần cho những cặp đôi yêu nhau (phần 1)

Đến Bà Nà, tìm về một nước Nga trong ký ức…

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?