Nhiều năm trước đây, khi con gái tôi vừa mới đi học, một giáo viên đã phạt nó phải ngồi một mình cho đến khi nó chịu thú nhận rằng mình đã làm sai. Tuy vậy, con bé đã ngồi một mình như thế hết giờ này đến giờ khác cho đến tận bữa trưa. Cô giáo đó đã phải ngạc nhiên trước tính gan lì của con bé.
Mẹ tôi, trước đây là một hiệu trưởng, trấn an tôi rằng: “Một đứa trẻ cứng đầu là một đứa trẻ tốt. Những đứa đó sẽ không bị kéo theo lũ bạn làm điều xấu đâu”. Dù như thế, tôi vẫn lo lắng khi phải đối mặt với đứa trẻ dữ dội và gan lì này. Con bé có quan điểm độc lập trong mọi thứ, từ quần áo cho đến giờ đi ngủ.
Trẻ cứng đầu, không nghe lời thường kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã cho tôi thấy rằng lời mẹ tôi nói hoàn toàn đúng. Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Marion Spengler đến từ Đại học Tuebingen (Đức) đã phân tích dữ liệu từ các nghiên cứu Luxembourgish MAGRIP tiến hành vào năm 1968. Các nghiên cứu tiến hành đánh giá gần 3.000 trẻ trong độ tuổi cuối tiểu học (12 tuổi) cho đến khi chúng trưởng thành. Kết quả cho thấy rằng nhóm trẻ thường không làm theo luật lệ hoặc phản đối lại bố mẹ thường trở thành những người đạt được thành tựu cao về giáo dục và kiếm được nhiều tiền.
Những đứa trẻ từ 8 đến 12 tuổi có cá tính tự nhiên là cứng đầu, ngang bướng được thụ hưởng phương pháp giáo dục sớm từ cha mẹ tham gia vào nghiên cứu này đều được lưu trữ danh tính và thông tin. Bốn mươi năm sau (năm 2008), những nghiên cứu sinh quay trở lại tìm gặp những trẻ này, tính cách ngang tàng vượt khỏi giới hạn của bố mẹ hóa ra chính là nguyên nhân tự nhiên tuyệt vời nhất tạo nên một người trưởng thành giàu có.
Nghiên cứu này chưa giải thích rõ mối quan hệ mạnh mẽ giữa những trẻ ngang bướng và thu nhập cao của chúng trong tương lai. Nhưng tác giả dự đoán rằng có thể chính bởi tính cách này đã thúc đẩy tính cạnh tranh của chúng trong lớp học, khiến kết quả học tập cao hơn rất nhiều so với trẻ thường. Khi trưởng thành, chúng đòi hỏi cao từ người khác, đến khi thương lượng lương, chúng cũng chính là người sẵn sàng đưa ra yêu cầu cao hơn. Những đứa trẻ với tính cách ngang tàng cũng sẵn sàng đấu tranh vì lợi tức cá nhân, ngay cả khi có thể khiến bạn bè và đồng nghiệp khó chịu. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những đứa trẻ phá luật cũng có thể làm những điều xấu xa để đạt được lợi nhuận cao.
Vậy, làm thế nào để nhận biết một đứa trẻ ngang bướng “thông minh”?
Theo những nhà tâm lí học, trẻ ngang bướng thường phản ứng mạnh mẽ với những điều trái lại niềm tin của chúng dù điều đó hoàn toàn phi lo-gic. Chúng sẵn sàng theo đuổi những gì mình muốn bằng bất cứ giá nào.
Những trẻ ngang bướng cũng sẵn sàng làm những điều gì chúng cho là đúng hơn những trẻ khác. Nếu được cha mẹ khuyến khích đúng đắn và điều chỉnh tính cách này hướng vào giáo dục hay một mục đích thực tế, trẻ có thể trở thành những nhà lãnh đạo tài năng, sẵn sàng làm những điều tốt dù cho có phải tự lực cánh sinh.
Nhưng làm cách nào để bố mẹ làm được điều này? Làm thế nào để tránh liên tục cãi nhau và nổi giận với một đứa bé cứ khăng khăng làm điều mình muốn?
Muốn gì làm nấy, muốn phải có bằng được, một khi được điều chỉnh đúng đắn, tính cách ấy sẽ khiến trẻ trở nên tài ba hơn người.
Có một cách quen thuộc áp dụng với mọi tình huống phức tạp trong cuộc sống, đó là: hãy kết nối mở. Hãy lắng nghe trẻ, khuyến khích chúng giải thích cách nhìn nhận của mình mặc dù có phi lo-gic, nếu bạn bị thuyết phục bởi lí lẽ của trẻ, hãy đầu hàng và bắt đầu thỏa hiệp.
Bố mẹ cũng có thể nhường trẻ một vài điều, như là để chúng thử đi chơi muộn miễn là những điều kiện an toàn được tuân thủ. Nếu chúng không tuân thủ đúng, vậy hãy để chúng tự chọn hình phạt cho mình trước đó.
Nếu lần tới bé có lập kế hoạch thuyết phục bạn mua Ipad hoặc để bé thức muộn hơn bình thường, đừng nổi nóng vội mà hãy lắng nghe nhé.
Bố mẹ nào hẳn cũng muốn con mình trở thành một người thành công, kết quả của nghiên cứu vừa rồi cho thấy rằng sự ngang bướng của đứa trẻ chính là một dấu hiệu tuyệt vời nhất.
Theo Tri Thức Trẻ