Công bố nguồn gốc súng thần công tìm thấy tại Đà Nẵng

(Ngày Nay) - Trước đó vào ngày 22/5, trong lúc thi công bờ kè biển Liên Chiểu đoạn Xuân Thiều - Nam Ô, nhà thầu thi công phát hiện khẩu súng thần công và đã bàn giao cho Bảo tàng Đà Nẵng.
Công bố nguồn gốc súng thần công tìm thấy tại Đà Nẵng

Ngày 29/7, Bảo tàng Đà Nẵng cho biết: Trên cơ sở nghiên cứu, thẩm định, so sánh, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều thông tin mới về khẩu súng thần công vừa được phát hiện tại phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng vào cuối tháng 5/2019.

Khẩu súng thần công bằng đồng tìm thấy ở Đà Nẵng có thân hình trụ tròn không đều. Súng có chiều dài tổng thể 174,1 cm; gồm hai phần là thân súng (dài 160,3 cm) và chuôi súng (dài 13,8 cm) với trọng lượng khoảng 200 kg.

Đường kính đáy súng giáp khối hậu là 208 mm, nhỏ dần đến cổ miệng súng, rồi nở ra ở loa miệng súng với đường kính 146 mm. Toàn thân súng có ba bộ phận: khoang buồng nạp thuốc súng, bầu súng và nòng súng.

Bên trong thân súng là khoảng âm của lòng súng hình trụ tròn đều, được bố trí theo trục chính tâm, dài từ miệng súng đến đáy bầu súng, có đường kính 60 mm…

Trên cơ sở so sánh, nghiên cứu và đối chiếu với một số loại súng thần công có xuất xứ từ nước Anh và Hà Lan, căn cứ kiểu dáng, cấu tạo các bộ phận của súng, kỹ thuật đúc hoa văn nổi cùng các biểu tượng trong hoa văn trang trí trên thân súng, quai súng, cách bố trí lỗ thoát khí mang đậm nét loại súng đồng cổ của Hà Lan, cộng thêm phần chữ Hán chỉ khắc tay đơn sơ của triều Nguyễn ở hai trục quay để hướng dẫn pháo thủ sau mỗi lượt bắn thì có thể khẳng định, khẩu thần công được phát hiện ở Đà Nẵng có xuất xứ từ Hà Lan, nhưng được triều Nguyễn sở hữu.

Khẩu súng này rất đồng dạng về nhiều điểm với ba khẩu thần công Hà Lan được đúc vào các năm 1640, 1661, 1677-1678 đang trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, theo TTXVN.

Trao đổi với báo Tiền Phong, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến (Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học Huế) cho biết: Tuy chúa Nguyễn không có quan hệ mua bán súng thần công với Hà Lan, nhưng một số súng của Hà Lan vẫn nằm trong tay chúa Nguyễn, do lấy được từ chiếc tàu Kemphaan mắc cạn gần khu vực Hoàng Sa năm 1633, từ tàu Der Gooes bị đắm ở bờ biển Đàng Trong năm 1661; và những giao dịch mua bán, biếu tặng súng thần công Hà Lan của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài những năm 1649, 1651, 1652-1654, 1655, 1657, 1662, 1674 đã khiến số súng này lọt vào tay triều Nguyễn sau ngày thắng lợi cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.