Công nghệ AI giúp nhanh chóng phát hiện ung thư vú

(Ngày Nay) - Một hệ thống trí tuệ nhân tạo của Google đã chứng minh được khả năng của mình trong việc phát hiện phụ nữ nào bị ung thư vú dựa trên hình chụp X quang tuyến vú.
Công nghệ AI giúp nhanh chóng phát hiện ung thư vú

Nghiên cứu trên mới được công bố trên tạp chí Nature vào thứ Tư, cho thấy trí thông minh nhân tạo (AI) có khả năng cải thiện độ chính xác của sàng lọc ung thư vú, căn bệnh ảnh hưởng đến 1/8 phụ nữ trên toàn cầu.

Các bác sĩ X quang có khả năng bỏ lỡ khoảng 20% mầm bệnh ung thư vú khi xem xét hình chụp X quang tuyến vú, Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết, trong khi một nửa số phụ nữ được kiểm tra trong khoảng thời gian 10 năm có kết quả dương tính giả.

Những phát hiện của nghiên cứu, được phát triển với công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo DeepMind AI của công ty mẹ Google là Alphabet, đã thể hiện một bước tiến lớn trong khả năng phát hiện sớm bệnh ung thư vú, theo các tác giả của công trình nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu, bao gồm các nhà nghiên cứu tại Đại học Hoàng gia London và Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, đã dựa vào hệ thống AI của Google để xác định mầm bệnh ung thư vú trên hàng chục ngàn hình ảnh chụp X quang tuyến vú của các phụ nữ khác nhau.

Nghiên cứu cho thấy hệ thống AI có thể xác định bệnh ung thư với độ chính xác tương tự như các chuyên gia X quang, đồng thời giảm từ 1,2-5,7% kết quả dương tính giả ở các bệnh nhân tại Anh và Mỹ.

Trong một thử nghiệm riêng biệt, nhóm nghiên cứu đã cho hệ thống AI đọ sức với 6 bác sĩ X quang và kết quả cho thấy trí tuệ nhân tạo tỏ ra vượt trội hơn các con người khi phát hiện chính xác ung thư vú.

Connie Lehman, trưởng khoa hình ảnh tuyến vú tại Bệnh viện Đa khoa Harvard Massachusetts, cho biết kết quả này phù hợp với phát hiện của một số nhóm nghiên cứu khác cũng sử dụng AI để cải thiện việc tầm soát ung thư trong chụp X quang tuyến vú.

Việc sử dụng máy tính để cải thiện chẩn đoán ung thư đã có từ hàng thập kỷ và các hệ thống tầm soát có sự trợ giúp của máy tính (CAD) rất phổ biến trong các phòng khám chụp X quang, tuy nhiên các chương trình CAD không cải thiện hiệu suất trong thực hành lâm sàng.

"Vấn đề là các chương trình CAD hiện tại đã được lập trình để xác định những thứ mà các bác sĩ X quang ở người có thể nhìn thấy, trong khi với AI, máy tính học cách phát hiện ung thư dựa trên kết quả thực tế của hàng nghìn kết quả chụp X quang tuyến vú", bác sĩ Lehman cho biết.

AI có khả năng vượt quá nhận thức của con người để xác định các tín hiệu tinh tế mà mắt và não của con người không thể nhận thức được, Lehman nói thêm.

Theo Reuters
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).