Công nghệ cheapfake tràn lan trong bầu cử ở Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các sản phẩm cheapfake đã xuất hiện tràn làn trong thời gian diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ.
Công nghệ cheapfake tràn lan trong bầu cử ở Ấn Độ

Deepfake là loại hình thông tin giả mạo bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thay khuôn mặt của người này bằng hình ảnh của người khác hoặc biến đổi giọng nói. Tuy nhiên, cheapfake lại là loại hình thông tin giả mạo thứ cấp hơn nhiều vì được thiết kế bằng cách cắt ghép, chỉnh sửa nội dung một cách đơn giản, thô sơ.

Trước khi diễn ra cuộc bầu cử, dư luận đã bày tỏ lo ngại rằng cử tri có thể bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch có trong các video "deepfake" do AI điều khiển. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho biết hầu hết các hình ảnh và video giả được đăng trực tuyến trong cuộc bầu cử kéo dài 6 tuần qua đều không được thực hiện bằng AI mà được thực hiện bằng các kỹ thuật đơn giản, tương đối rẻ tiền như chỉnh sửa hình, ảnh để trình bày nội dung gây hiểu nhầm.

Chuyên gia Pratik Sinha từ Alt News, một tổ chức phi lợi nhuận của Ấn Độ, cho rằng “bạn có thể hồi sinh những nhà lãnh đạo đã qua đời bằng cách sử dụng AI nhưng mọi người nhận ra sự tuyên truyền của sản phẩm đó… Tuy nhiên, nếu bạn gắn nhãn cho một video hoặc cắt đoạn video đó ra khỏi ngữ cảnh, mọi người sẽ dễ tin vào sản phẩm giả tạo đó hơn”. Ông Sinha khuyến cáo: “Thay vì để rơi vào tình trạng bị deepfake và cheapfake ‘lừa’, cần phải tìm cách giải quyết thông tin sai lệch hiệu quả hơn”.

Theo các chuyên gia kiểm tra thực tế, dù là cheapfake hay deepfake, kết quả đều có thể thuyết phục như nhau, đặt trách nhiệm lên các công ty truyền thông xã hội phải làm nhiều hơn nữa để loại bỏ tận gốc mọi dạng thông tin sai lệch đang lan truyền trên nền tảng của họ.

Cả Meta Platforms Inc, công ty sở hữu Facebook và Instagram, và X, trước đây là Twitter, đều đưa ra các chính sách mới nhằm ngăn chặn các dạng thông tin sai lệch khác nhau trong một năm có nhiều cuộc bầu cử quan trọng trên toàn cầu, nhưng các nhóm kiểm tra thực tế cho biết kết quả thật đáng thất vọng.

Bình luận
Viettel khởi công trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quy mô siêu lớn đầu tiên tại Việt Nam
Viettel khởi công trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quy mô siêu lớn đầu tiên tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 23/4/2025, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức Lễ khởi công trung tâm dữ liệu & Nghiên cứu phát triển công nghệ cao Viettel tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Đây sẽ là trung tâm dữ liệu (TTDL) quy mô siêu lớn, thuộc Top 10 khu vực Đông Nam Á.
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu
TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng chia cổ tức 15% bằng tiền mặt và cổ phiếu
(Ngày Nay) - Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank – HOSE: TPB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. Tại đại hội, cổ đông thống nhất thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng, đặc biệt là phương án chia cổ tức 10% bằng tiền mặt, 5% bằng cổ phiếu.