Nắng nóng đe dọa các siêu đô thị Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các chuyên gia khis tuojwng cho biết nhiệt độ khắc nghiệt trên khắp laxnh thoor Ấn Độ đang gây tác động tồi tệ nhất đến các siêu đô thị đông đúc của nước này.
Nắng nóng đe dọa các siêu đô thị Ấn Độ

Ấn Độ đang phải chịu đựng một đợt nắng nóng khủng khiếp với nhiệt độ ở một số thành phố lên tới trên 45 độ C.

Nhiệt độ ở thủ đô New Delhi đã tăng lên mức cao nhất là 40 độ C trong tuần này, với mức tiêu thụ điện trong thành phố với hơn 30 triệu dân này đã tăng kỷ lục vào thứ Tư.

Bà Aarti Khosla, giám đốc viện nghiên cứu Climate Trends cho biết: “Các thành phố dễ bị tổn thương hơn trước những tác động phức tạp của đô thị hóa và biến đổi khí hậu”.

“Dự kiến ​​sẽ có nhiều ngày nóng hơn, khô hạn kéo dài và ít mưa hơn khi mô hình thời tiết tiếp tục thay đổi do lượng khí thải của con người tăng lên”, bà Khosla chỉ ra.

Tại bệnh viện Ram Manohar Lohia ở Delhi, một đơn vị chuyên khoa đang bận rộn điều trị cho những bệnh nhân sốc nhiệt.

Được trang bị bồn tắm nước đá, đơn vị này đã điều trị cho 8 bệnh nhân trong tuần qua. Các bác sĩ cho biết một người đã chết hôm thứ Tư với nhiệt độ cơ thể tăng lên tới 41,5C gây tử vong.

Trong số những người được nhập viện có không ít là lao động chân tay, hầu hết ở độ tuổi từ 40 đến 50. Họ làm việc dưới trời nắng gắt.

Giám đốc bệnh viện Ajay Shukla cho biết: “Việc điều trị phụ thuộc vào sự can thiệp rất nhanh”, đồng thời cảnh báo rằng tỷ lệ tử vong đối với những trường hợp nặng là khoảng “60-80%”.

Các chuyên gia cho biết, nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng nặng nề nhất đến những người lao động nghèo tại các đô thị.

Vidhya Venugopal, giám đốc Viện Nghiên cứu và Giáo dục Đại học Sri Ram tại thành phố Chennai. cho biết: “Khi một người bị mất nước, việc tiếp xúc với nhiệt độ quá cao sẽ khiến máu đặc lại và khiến các cơ quan ngừng hoạt động, dẫn đến tử vong trong vòng vài giờ, thường được gọi là “đột quỵ do nhiệt”.

Ấn Độ không lạ gì với nhiệt độ mùa hè như thiêu đốt, nhưng nhiều năm nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng biến đổi khí hậu đang khiến các đợt nắng nóng kéo dài hơn, thường xuyên hơn và dữ dội hơn.

Nhiệt độ được xác nhận cao nhất từng được ghi nhận ở Ấn Độ là 51C, tại khu vực Phalodi ở rìa sa mạc Thar vào năm 2016.

Bà Khosla, từ Climate Trends, mô tả các đợt nắng nóng là "mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe của Ấn Độ ngày nay", đồng thời nói thêm rằng nhiệt độ cao gần đây là "bằng chứng cho thấy vấn đề hiện nay là về khả năng sống sót".

Một nghiên cứu được công bố bởi Trung tâm Khoa học và Môi trường (CSE) của New Delhi trong tháng này cho biết các thành phố của Ấn Độ không giảm nhiệt độ sau khi mặt trời lặn nhiều như trong thập kỷ 2001-2010.

“Những đêm nóng cũng nguy hiểm như nhiệt độ cao điểm vào giữa trưa”, tổ chức này cho biết. "Mọi người có rất ít cơ hội phục hồi sau cái nóng ban ngày... gây căng thẳng kéo dài cho cơ thể."

Các nhà nghiên cứu cho biết biến đổi khí hậu do con người gây ra đã gây ra tác động nhiệt nghiêm trọng ở Ấn Độ và cần được coi là một cảnh báo.

Quốc gia đông dân nhất thế giới này là nước phát thải khí nhà kính lớn thứ ba nhưng đã cam kết đạt được nền kinh tế không phát thải ròng vào năm 2070 - hai thập kỷ sau hầu hết các nước công nghiệp hóa phương Tây.

Hiện nay, nước này phụ thuộc hoàn toàn vào than để sản xuất điện.

Chính phủ dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, người đang tìm kiếm nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc bầu cử đang diễn ra, cho biết nhiên liệu hóa thạch vẫn là trọng tâm để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Ấn Độ và giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Theo AFP
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.