Công nhân trong vòng xoáy suy thoái - Bài 2: Thất nghiệp, nợ lương “chồng” nợ lương

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Gần một năm qua, nhiều nhà máy, xí nghiệp phải dừng hoạt động, tình trạng nợ lương, chậm lương, mất việc liên tục xảy ra khiến đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn, sống tạm bợ trong những căn nhà trọ tồi tàn hoặc khăn gói về quê "lánh nạn".

Nợ lương “chồng” nợ lương

Anh Hùng (41 tuổi, ngụ Bến Tre) trước đây làm công nhân sơn PU đồ nội thất cho Công ty Cổ phần Nội thất Sài Gòn Decor (đường Đồng Văn Cống, TP.Thủ Đức), lương thỏa thuận là 15 triệu đồng/tháng. Khoảng một năm trở lại đây, doanh nghiệp gặp khó khăn, không có đơn hàng và cắt giảm lương xuống còn 11 triệu đồng/tháng và liên tục chậm lương, nợ lương.

“Đến hết tháng 4 vừa qua, công ty thông báo tạm dừng hoạt động một thời gian và dặn anh em công nhân tìm việc gì làm tạm, sau này kinh tế phục hồi có đơn hàng ổn định trở lại công ty sẽ gọi mọi người về làm lại. Thời điểm này, họ còn nợ tôi hơn 2 tháng lương”, anh Hùng nói.

Công nhân trong vòng xoáy suy thoái - Bài 2: Thất nghiệp, nợ lương “chồng” nợ lương ảnh 1

Nhà xưởng của Công ty Sài Gòn Decor đã đóng cửa và doanh nghiệp khác thuê lại.

Hoảng hốt, người đàn ông này cùng nhiều nhân viên của công ty đến nhà xưởng của Sài Gòn Decor ở đường Nguyễn Xiển (TP.Thủ Đức) để đòi tiền công nhưng nơi này đã đóng cửa và một thời gian sau cho doanh nghiệp khác thuê lại. Trụ sở đăng ký kinh doanh của Sài Gòn Decor cũng thường xuyên trong tình trạng đóng cửa im lìm.

Anh Hùng nhiều lần liên hệ làm việc qua điện thoại và Zalo với trưởng phòng nhân sự và được thanh toán gần 10 triệu đồng, chia thành nhiều đợt từ 2 – 3 triệu đồng, đến nay vẫn còn hơn 10 triệu đồng chưa đòi được. Từ vài tháng nay, việc trả lương ngưng hẳn và công ty liên tục hứa hẹn nhưng tiền không thấy đâu. Phòng nhân sự thông báo công nhân thông cảm, lãnh đạo cũng muốn trả nhưng tình hình khó khăn, khi nào có tiền doanh nghiệp sẽ thanh toán.

“Anh lấy vợ cũng làm công nhân, 2 vợ chồng có 2 đứa con đang đi học. Hồi trước anh còn đi làm thì cuộc sống còn thoải mái, nhưng từ cuối tháng 4 đến nay, anh thất nghiệp ở nhà, lương vợ anh đi làm có hơn 10 triệu mà phải nuôi 4 miệng ăn, trong đó có đứa con lớn học đại học ở xa phải gửi tiền hàng tháng, chưa kể còn phải đóng nhà trọ, điện nước và đủ khoản chi phí phải lo. Cuộc sống khó khăn khiến gia đình anh mấy tháng qua lục đục suốt”, anh Hùng ngậm ngùi.

Anh Hùng cho biết thêm, do đã lớn tuổi nên rất khó xin việc, người này đã đã đi hỏi thăm nhiều nơi từ TP.HCM đến Bình Dương, Đồng Nai nhưng đều nhận được cái lắc đầu. Mấy hôm trước, đọc được tin tuyển dụng của một xưởng sơn PU nội thất ở Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7), anh Hùng đến nộp hồ sơ và ngay lập tức được nhận vào làm với mức lương 12 triệu đồng/tháng nhưng không có hợp đồng lao động.

Làm được vài ngày, Anh Hùng thấy có nhiều công nhân mới nghỉ việc tại xưởng nội thất này đến đòi tiền mấy tháng lương chưa trả. Lúc này, chủ xưởng mới thừa nhận là do đơn hàng ít, tiền đối tác thanh toán cũng không ổn định, không có tiền trả lương khiến công nhân (cũ) nghỉ việc từ nhiều tháng nay nên mới tuyển lao động thời vụ vào làm. Anh Hùng tá hỏa và xin nghỉ việc luôn.

Công nhân trong vòng xoáy suy thoái - Bài 2: Thất nghiệp, nợ lương “chồng” nợ lương ảnh 2
Nhiều dãy trọ công nhân đóng cửa, bỏ trống nhiều tháng qua.

“Công nhân gắn bó với họ bao năm, có hợp đồng lao động đàng hoàng còn không được trả lương. Mình làm thời vụ, hợp đồng không có, sau này họ không trả mình lấy gì đòi. Khi anh xin nghỉ, quản lý có xin số tài khoản và hứa hẹn sẽ trả 800.000 đồng tiền công làm 2 ngày, nhưng không nói ngày nào”, anh Hùng cười.

Anh Hùng tâm sự, anh em công nhân bán sức lao động và bán cả sức khỏe vì làm việc trong môi trường độc hại, khoản tiền lương cũng không nhiều nên hy vọng các công ty sẽ thanh toán khoản tiền này sớm để họ có tiền trang trải cuộc sống.

Nhà trọ giảm giá không ai thuê

Tuấn (24 tuổi, ngụ An Giang) kể, trước đây làm công nhân cho một nhà máy trong Khu Công nghiệp VSIP-1 nhưng công ty đã ngừng hoạt động từ cuối năm 2022 đến nay. Tuấn lâm vào tình cảnh thất nghiệp, dù đã nộp hồ sơ đến nhiều công ty khác nhưng đều bị từ chối.

Tháng 5 vừa qua, Tuấn cùng bạn xin vào làm bốc vác trong chợ đầu mối nông sản Thủ Đức và thuê trọ tại Tỉnh lộ 43 (TP.Thủ Đức) để tiện việc đi làm. Công việc thường bắt đầu vào 8, 9 giờ tối và kéo dài đến sáng hôm sau.

“Làm công việc này thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng, cũng tương đương hồi em còn làm công nhân nên cuộc sống không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng là lao động tự do nên không có hợp đồng gì cả và không có ngày nghỉ, ngủ ngày làm đêm suốt mấy tháng nên sức khỏe xuống lắm”, Tuấn tâm sự. Cách đây hơn một tuần, thanh niên này cùng bạn đã nghỉ làm, chuyển về quê sống một thời gian và cho biết khi nào kinh tế ổn định lại mới lên Sài Gòn tìm việc.

Công nhân trong vòng xoáy suy thoái - Bài 2: Thất nghiệp, nợ lương “chồng” nợ lương ảnh 3

Cuộc sống tạm bợ của công nhân trong các dãy trọ.

Chị Thủy, chủ một dãy trọ trên đường Tỉnh lộ 43 cho biết, khách thuê trọ chủ yếu là công nhân và lao động phổ thông do giá phòng rẻ, lại nằm trong khu vực yên tĩnh, an ninh. Trước đây khách thuê trọ thường ở lâu dài nhưng thời gian gần đây do thất nghiệp nên nhiều người đã trả phòng về quê, chị Thủy phải thường xuyên phải lên mạng đăng tin tìm khách thuê trọ nhưng cũng không có.

Chị Nguyễn Thảo – chuyên cung ứng nguồn lao động trong nước nhận xét, các công ty may mặc ở nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đã lâm vào tình trạng không có đơn hàng nhiều tháng qua. Hàng tồn kho, làm theo đơn đặt hàng từ nước ngoài nhưng đối tác chấp nhận hủy hợp đồng và mất cọc làm nhiều doanh nghiệp điêu đứng.

Chị Thảo đưa ra ví dụ, như công nhân của công ty may Pouyen phải nghỉ việc hàng loạt. Công ty Agitex thì không còn đơn hàng nào ở trong nước mà chủ yếu xuất hàng ra nước ngoài. Tuy nhiên, thì trường hàng xuất ra nước ngoài lại không ổn định. Nhà xưởng đóng cửa, công nhân không có tiền trả cho chủ nhà trọ. Đã vậy, họ không tìm được việc nên quay về cố hương để tìm kế sinh nhai. Bản thân chị Thảo có 20 phòng cho thuê trọ nhưng hiện nay chưa đến 10 phòng có người ở.

Cũng tương tự, chị Ngọc là chủ dãy trọ hơn 10 phòng ở giáp ranh TP.HCM - Bình Dương cho biết gần một nửa bỏ trống suốt 6 tháng qua. Nhà trọ cũng đã giảm giá từ 1,3 triệu đồng xuống 1 triệu đồng, hoặc từ 1,1 triệu đồng xuống 800 nghìn đồng nhưng cũng không có ai thuê. Số công nhân còn bám trụ lại phải luôn phiên giãn giờ làm, người nghỉ 2-4-6, người ở nhà 3-5-7. Cuộc sống công nhân cơ cực vô cùng.

Nhiều khu trọ lớn quanh các khu công nghiệp ở TP.HCM, Bình Dương như Linh Trung, Sóng Thần, VSIP,... nhiều nhà máy, xí nghiệp đang tạm đóng cửa, thậm chí treo biển bán nhà xưởng. Theo tìm hiểu của phóng viên, chế biến gỗ, nội thất hay những ngành hàng liên quan đến bất động sản có tỷ lệ đóng cửa nhà xưởng khá cao trong thời gian qua khi thị trường bất động sản trầm lắng. Công nhân thất nghiệp, người về quê, người đụng đâu làm đấy mưu sinh giữa vòng xoáy suy thoái.

(Còn tiếp)

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.