Cụ bà phải khâu gần 70 mũi sau khi bị chó nhà hàng xóm tấn công

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngày 11/4, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống vừa tiếp nhận và điều trị cho nữ bệnh nhân (68 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội) bị chó nhà hàng xóm tấn công.
Cụ bà phải khâu gần 70 mũi sau khi bị chó nhà hàng xóm tấn công

Theo người nhà bệnh nhân, ngày 9/3, mẹ chị đang quét ngõ thì bất ngờ chó nhà hàng xóm (nặng hơn 20kg) lao ra tấn công. Con chó quá hung dữ, liên tục cắn vào vùng mặt và tay, chân; đặc biệt vùng mặt khiến bà bị thương rất nặng. Gia đình đã đưa bà đến cơ sở y tế gần nhà sơ cứu, sau đó chuyển đến Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh, cột sống để phẫu thuật.

Bác sĩ Vũ Giang An, Khoa Chấn thương chỉnh hình và thần kinh, cột sống là người tiếp nhận và phẫu thuật cho bệnh nhân chia sẻ, đơn vị tiếp nhận người bệnh trong tình trạng bị chó cắn vào vùng mặt. Tất cả các vết thương đều hở, chảy nhiều máu. Tại vùng miệng rách toàn bộ môi dưới thông lên khoang miệng. Trên vùng mắt có vết thương mi dưới mắt trái rách xuống cánh mũi, lộ xương. Vì vết thương rất lớn nên các y bác sỹ phải khâu gần 70 mũi. Những vết thương này có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, vì vậy trong quá trình làm phải hết sức cẩn thận, tỷ mỷ để cắt lọc, làm sạch để tránh nhiễm trùng. Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã ổn định, được hướng dẫn tiêm phòng uốn ván, tiêm phòng dại và huyết thanh kháng dại.

Theo bác sĩ Trần Quang Đại, Phòng tư vấn tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, vì vết thương ở vùng mặt nên ngoài tiêm phòng uốn ván, bệnh nhân cần được tiêm phòng dại đầy đủ cả vaccine và huyết thanh kháng dại.

“Thời gian qua, Phòng tư vấn tiêm chủng vaccine đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp đến tiêm phòng dại do chó mèo và cả động vật hoang dã cắn. Chỉ trong buổi sáng 9/4, tại cơ sở Kim Chung đã có 20 người dân đến tiêm vaccine phòng dại và 5 trường hợp tiêm huyết thanh kháng dại”, bác sĩ Đại cho biết.

Bác sĩ Trần Quang Đại khuyến cáo, để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, khi bị chó cắn, người dân nên đến cơ sở y tế để được sơ cứu, vệ sinh, sát khuẩn lại vết thương và tư vấn tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Người dân bị chó cắn vào các vị trí như: đầu mặt cổ, bộ phận sinh dục, đầu bàn chân bàn tay hay các trường hợp đa chấn thương với vết thương rộng, sâu thì phải đi tiêm phòng dại ngay, đầy đủ cả vaccine và huyết thanh kháng dại.

Trước đó, thông tin tại Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến. Đã có 27 trường hợp tử vong do dại, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Có 16/63 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh dại trên người, trong đó khu vực miền Trung ghi nhận số ca bệnh dại tử vong tăng đột biến, hiện đang cao nhất cả nước với 10 ca. Khu vực Tây Nguyên và miền Nam vẫn tiếp tục gia tăng, trong đó tỉnh Đắk Lắk 4 ca, Long An 3 ca.

Tiến sĩ Hoàng Minh Đức cũng cho biết, 100% số ca tử vong dại do không đi tiêm vaccine phòng bệnh, tiêm muộn hoặc không đúng chỉ định. Thống kê cũng cho thấy có tới 43,8% người dân chủ quan cho rằng chó nhà cắn tại thời điểm chó đang bình thường nên không đi tiêm vaccine phòng dại…

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mùa hè nắng nóng là thời điểm bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát, đặc biệt là bệnh dại. Vì thế, người dân không nên chủ quan. Những hộ gia đình nuôi chó, mèo nên cho đi tiêm phòng đầy đủ. Nếu cho chó đi ra ngoài nên được rọ mõm để phòng bệnh cho cộng đồng.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...