Cục Nghệ thuật biểu diễn: Không có quy định danh xưng 'Nữ hoàng văn hóa tâm linh'

Mới đây, cộng đồng mạng đồng loạt thắc mắc về danh xưng Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam. Người được trao danh hiệu này là cô đồng Phạm Nữ Hiền Ngân.
Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) khẳng định không có danh xưng nào là danh xưng 'Nữ hoàng văn hóa tâm linh'
Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) khẳng định không có danh xưng nào là danh xưng 'Nữ hoàng văn hóa tâm linh'

Ngay lập tức, dự luận xôn xao bởi danh hiệu “lạ đời” này. “Giờ toàn các hoa hậu doanh nhân, nữ hoàng. Tự bỏ tiền ra thi xong đội cái vương miện to như cái rổ trên đầu. Xong ảo tưởng về bản thân, tưởng mình là quan trọng, là nữ hoàng; Văn hoá tâm linh còn có nữ hoàng là sao?...” nhiều ý kiến bức xúc về danh hiệu của Hiền Ngân. 

Khi mới đăng quang, loạt thành tích của Phạm Nữ Hiền Ngân được đăng tải như sau: Bảng vàng Tâm tài đất Việt vì sự phát triển của cộng đồng; danh hiệu trái tim vàng vì cộng đồng; hãng phim Mỹ (không hiểu là hãng phim Mỹ nào?) bình chọn là cô hầu đồng đẹp nhất để quảng bá Hầu đồng Việt Nam đi khắp thế giới… Nữ hoàng văn hóa tâm linh được trao cho cô đồng Phạm Nữ Hiền Ngân như một lời tri ân cho những đóng góp của cô cho văn hóa nước nhà.

Theo tìm hiểu, Danh hiệu "Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam" là do Trung ương hội nghệ nhân và thương hiệu Việt Nam phối hợp với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu ô tô phối hợp phong tặng năm 2018. Bà Hiền Ngân rất biết cách quảng cáo bản thân bằng việc đăng công khai các đường link hàng loạt bài báo viết về mình trên lý lịch thông tin cá nhân kiểu như: Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam vinh dự được hầu khai mạc lễ Giỗ tổ Hùng Vương, Nữ hoàng văn hóa Tâm linh Phạm Nữ Hiền Ngân vinh dự tiếp nhân vật này, nhân vật kia, hay Nữ hoàng văn hóa Tâm Linh Phạm Nữ Hiền Ngân giao lưu văn hóa tại Paris ... Viện Công nghệ chống làm giả, trực thuộc Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam thường xuyên tổ chức các chương trình tôn vinh thương hiệu doanh nghiệp rầm rộ, công khai. 

Cục Nghệ thuật biểu diễn: Không có quy định danh xưng 'Nữ hoàng văn hóa tâm linh' ảnh 1

Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) khẳng định không có danh xưng nào là danh xưng "Nữ hoàng văn hoá tâm linh Việt Nam"

Tuy nhiên, các chương trình này bị đặt nhiều dấu hỏi về cách thức tổ chức, chất lượng đơn vị được vinh danh. Trong đó, tai tiếng nhất là vụ vinh danh Vinaca - doanh nghiệp sản xuất thuốc ung thư giả bằng bột than tre. Cựu tổng giám đốc Vinaca vừa bị xử phạt 22 năm tù về hành vi sản xuất thuốc giả này.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về chương trình này sẽ được tổ chức tại Hà Nội tới đây, ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở VHTT Hà Nội khẳng định căn cứ vào ngày giờ trên, không có chương trình nào gọi là "Chung kết trao giải Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019". Hà Nội chỉ tiếp nhận tổ chức biểu diễn nghệ thuật chương trình "Tôn vinh nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019" của Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc cấp cho Công ty xuất nhập khẩu ôtô Ngọc Minh tổ chức. Theo quy định hiện hành, các cuộc thi sắc đẹp xin giấy phép ở đâu, sẽ phải tổ chức các vòng thi ở địa phương đó. Hà Nội không thể tiếp nhận cho phép tổ chức chung kết cuộc thi nếu đơn vị tổ chức xin phép Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc. Trong khi đó, nếu là chương trình biểu diễn nghệ thuật, thì sẽ không được phép tổ chức các màn thi nhan sắc và trao giải các danh hiệu.

Ông Tô Văn Động nhấn mạnh Sở VH-TT Hà Nội sẽ yêu cầu thanh tra kiểm tra thật kỹ quá trình tổ chức chương trình này. Nếu phát hiện có bất kỳ vi phạm nào sẽ ngay lập tức thu hồi giấy phép và bắt ngừng tổ chức.

Cũng trả lời về vấn đề liệu một công ty xuất nhập khẩu về ô tô có được quyền tổ chức một cuộc thi sắc đẹp hay không? Ông NSND Quang Vinh - Quyền Cục trưởng Cục NTBD (Bộ VHTT-DL) cho biết bất kỳ tổ chức nào muốn xin giấy phép tổ chức cuộc thi sắc đẹp thì điều kiện trước hết là trong giấy phép kinh doanh phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ văn hoá, nghệ thuật hoặc phải có chức năng hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Nếu không có những chức năng này thì không được phép tổ chức.

Cục Nghệ thuật biểu diễn: Không có quy định danh xưng 'Nữ hoàng văn hóa tâm linh' ảnh 2

Nữ hoàng văn hóa tâm linh Phạm Nữ Hiền Ngân (mặc áo dài trắng - ảnh Internet) vừa được lựa chọn làm Phó ban Phát triển thương hiệu và Chống hàng giả

"Theo quy định cuộc thi "Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019" xin phép ở đâu thì sẽ phải tổ chức các vòng thi ở địa phương đó và ở Hà Nội chỉ là tiếp nhận tổ chức biểu diễn nghệ thuật chứ không tiếp nhận toàn bộ chương trình chung kết và trao giải. Và nếu là chương trình biểu diễn nghệ thuật thì sẽ không được phép tổ chức các màn thi và trao giải các danh hiệu. Nếu phát hiện bất kỳ sai phạm nào, Hà Nội được quyền ra quyết định thu hồi giấy phép và bắt dừng tổ chức ngay lập tức".

Bên cạnh đấy, ông Vinh cũng khẳng định Cục đã rà soát và không thấy có cuộc thi nào như thế và không có danh hiệu nào là 'Nữ hoàng văn hoá tâm linh'.

Trong khi đó, khi phóng viên liên hệ với bà Trần Mai Khanh - Viện trưởng Viện Công nghệ chống hàng giả (Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam), đơn vị trực tiếp tổ chức ra mắt và ký quyết định thành lập Ban Phát triển thương hiệu và chống hàng giả - đơn vị trao vị trí "Nữ hoàng văn hóa tâm linh" cho bà Phạm Nữ Hiền Ngân. Bà Khanh cho biết Ban phát triển thương hiệu và chống hàng giả Việt Nam được thành lập tại TP.HCM, trực thuộc Viện Công nghệ chống làm giả, theo quy chế hoạt đông của Viện, tuy nhiên sự việc ngày 26.6 vừa qua là ra mắt, chưa phải hoạt động chính thức.

"Chúng tôi đã gửi các công văn, hồ sơ tài liệu liên quan đến Ban, nhân sự của Ban đến Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ TP.HCM để hoàn tất các thủ tục, dự kiến 1 tháng nữa sẽ đi vào hoạt động chính thức" - bà Khanh cho hay và khẳng định việc thành lập Ban đều tuân thủ quy trình, quy định của pháp luật.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về một số người như "Nữ hoàng văn hóa tâm linh" Hiền Ngân được giữ vị trí Phó Trưởng Ban, bà Khanh giải thích trong Ban không chỉ có doanh nghiệp mà cần có một bộ phận đại diện cho người tiêu dùng, đây là những người tiêu dùng có ảnh hưởng trong xã hội. "Cộng đồng cùng chung tay với nhau, những người đó có sự kết nối, tiếp xúc với cộng đồng để lan tòa, cùng với các lãnh đạo chủ chốt của Ban thực hiện nhiệm vụ" - bà Khanh lý giải.

Về một số danh hiệu như "Nữ hoàng Văn hóa tâm linh Việt Nam" có được Viện Công nghệ chống làm giả kiểm chứng trước khi bố trí nhân sự vào Ban hay không, bà Trần Mai Khanh cho biết không quan tâm đến "danh hiệu" đó.

"Danh hiệu đó tùy người ta nói, nói với ai chúng tôi không quan tâm. Chúng tôi có thể mời bất cứ ai tham gia vào Ban để cùng chung tay chống hàng giả, thậm chí cả bà bán rau chúng tôi cũng có thể mời vào, tùy vị trí" - Viện trưởng Viện Công nghệ chống làm giả cho hay.

Chúng tôi cũng đặt vấn đề về việc lựa chọn nhân sự vào các vị trí Trưởng Ban, Phó trưởng Ban có khắt khe hay có tiêu chí gì không, bà Khanh cho biết nếu ai cảm thấy mình có đủ năng lực, có sức lan tỏa và kêu gọi được cộng đồng chung tay thì chúng tôi sẽ mời họ vào" - bà Khanh lý giải.

Theo Một Thế Giới
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.