Cuộc đua của các quốc gia muốn thế chân Mỹ tại Afghanistan

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Các đế quốc Nga và Anh đã chiến đấu tại Afghanistan vào thế kỷ 19, sau đó là Mỹ và Liên Xô vào thế kỷ 20. Hiện tại, nhiều quốc gia khác không muốn bỏ lỡ cơ hội để lấp đầy khoảng trống mà người Mỹ để lại ở Afghanistan.

Cuộc đua của các quốc gia muốn thế chân Mỹ tại Afghanistan

Lợi thế của Pakistan

Pakistan là nhân tố đóng góp một phần không nhỏ trong việc đưa phong trào Taliban quay trở lại chính trường Afghanistan. Quốc gia Nam Á này có quan hệ sâu sắc với Taliban và bị cáo buộc hậu thuẫn cho các tay súng Hồi giáo chống lại liên quân Mỹ-Afghanistan.

Dù phủ nhận các cáo buộc hợp tác với Taliban, thế nhưng khi Taliban chiếm được Kabul vào tuần trước, Thủ tướng Pakistan Imran Khan cho biết người dân Afghanistan đã phá bỏ "xiềng xích của chế độ nô lệ".

Khi Taliban tổ chức các cuộc thảo luận để quyết định mô hình chính phủ của mình, một số quan chức Pakistan cũng đã được mời tham gia thảo luận.

Cuộc đua của các quốc gia muốn thế chân Mỹ tại Afghanistan ảnh 1

Thủ tướng Pakistan Imran Khan công khai ủng hộ chính phủ mới tại Afghanistan. Ảnh: Reuters

Phía Pakistan muốn có một dàn xếp chính trị toàn diện ở Afghanistan để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực, nhưng "vai trò chủ chốt vẫn thuộc về người Afghanistan".

Raza Ahmad Rumi, một nhà bình luận chính trị, giảng dạy tại Đại học Ithaca ở New York, cho biết tình hình tại Afghanistan khiến cán cân quyền lực nghiêng về phía Pakistan thay vì Ấn Độ.

Giữa hai quốc gia láng giềng này đã từng nổ ra 3 cuộc chiến kể từ khi bị người Anh phân chia vào năm 1947.

"Sự hân hoan của Pakistan được thể hiện rõ rệt trên các nền tảng truyền thông của nước này", ông Rumi chỉ ra. "Các chính trị gia Pakistan luôn coi mối quan hệ chặt chẽ giữa chính phủ Afghanistan trước đây với Ấn Độ là một mối đe dọa".

Toan tính của Trung Quốc

Trung Quốc, trước đó không dính líu đến tình hình tại Afghanistan nhưng có liên minh mạnh mẽ với Pakistan, cũng tuyên bố muốn hòa bình với Taliban. Chính phủ Bắc Kinh được cho là muốn tiếp cận các mỏ khoáng sản giàu có của Afghanistan.

Trung Quốc cũng đang xem xét triển vọng tăng cường an ninh cho tuyến đường bộ chạy qua dãy núi Karakoram vào Pakistan.

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cho biết mục tiêu chính của họ khi tiếp cận với Taliban là để bảo vệ khu tự trị Tân Cương của nước này khỏi các phần tử của Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM), vốn đang ẩn náu tại Afghanistan.

Zhang Li, giáo sư nghiên cứu về Nam Á tại Đại học Tứ Xuyên cho biết: “Trong khi Pakistan có thể đang nghĩ đến việc lợi dụng Afghanistan để chống lại Ấn Độ, thì điều này không nhất thiết phải xảy ra đối với Trung Quốc”.

"Mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc hiện nay với Taliban là xây dựng một chế độ bao trùm và ôn hòa để chủ nghĩa khủng bố không tràn sang Tân Cương", ông Zhang chỉa ra.

Giáo sư Brahma Chellane từ Trung tâm Nghiên cứu Chính sách ở New Delhi, nhận định Trung Quốc đang nắm trong tay lá bài mà Taliban khao khát có để cai trị Afghanistan: sự công nhận ngoại giao, cùng với đó là các khoản viện trợ tái thiết cơ sở hạ tầng.

“Một Trung Quốc cơ hội chắc chắn sẽ khai thác khoảng trống mới để tận dụng một Afghanistan giàu khoáng sản và thâm nhập sâu hơn vào Pakistan, Iran và Trung Á,” ông Chellane nói.

Trò chơi trường kỳ của Ấn Độ

Một nhân tố khác có thể kể đến là Ấn Độ - kẻ thù truyền kiếp của Pakistan. Trong hơn một năm qua, nước này đã xảy ra nhiều vụ đụng độ với quân đội Trung Quốc dọc theo tuyến biên giới trên dãy Himalaya.

Trong bối cảnh cả Pakistan và Trung Quốc đang tăng cường xây dựng quan hệ hữu hảo với chính quyền mới tại Afghanistan, chính quyền Thủ tướng Narendra Modi chắc chắn không muốn để đất nước rơi vào cảnh bị cô lập.

Trong quá khứ, Ấn Độ không có quan hệ tốt đẹp với Taliban khi phong trào này còn nắm quyền tại Afghanistan và sau khi bị lật đổ.

Một chiếc máy bay của Hãng hàng không Ấn Độ đã bị cướp vào năm 1999 và cuối cùng đã hạ cánh xuống Kandahar ở miền nam Afghanistan. Để đổi lấy con tin trên máy bay, chính phủ Ấn Độ đã phải trả tự do cho 3 công dân Pakistan.

"Lập trường của chúng tôi hiện nay là điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Chúng tôi phải chơi trò chơi trường kỳ ở Afghanistan. Chúng tôi không có biên giới liền kề nhưng chúng tôi có lợi ích ở đó", Jayant Prasad, cựu đại sứ Ấn Độ tại Kabul cho biết.

Khi Taliban trở nên thắng thế trên chiến trường Afghanistan và tham gia các cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian ở Qatar, phía Ấn Độ đã mở ra nhiều kênh ngoại giao với phong trào này, các nguồn tin ngoại giao ở New Delhi cho biết.

Cuộc đua của các quốc gia muốn thế chân Mỹ tại Afghanistan ảnh 2

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có mối quan hệ chặt chẽ với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani. Ảnh: AP

Đã có những lời chỉ trích chính quyền Thủ tướng Modi đã "bỏ quá nhiều trứng vào giỏ" của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani và không kịp "bỏ trứng ra" khi chính phủ Mỹ đàm phán với Taliban.

Tuy nhiên, Ấn Độ với tư cách là một nền kinh tế lớn trong khu vực, chắc chắn cũng tạo ra sức hút nhất định với Taliban, nếu không muốn quá phụ thuộc vào dòng tiền từ Trung Quốc.

Ấn Độ có các dự án phát triển tại toàn bộ 34 tỉnh của Afghanistan, bao gồm cả tòa nhà quốc hội ở thủ đô Kabul.

Myra MacDonald, tác giả của ba cuốn sách về Nam Á, cho biết mặc dù sự tiếp quản của Taliban là một bước lùi đối với Ấn Độ, nhưng đối với New Delhi "ván cờ" vẫn chưa kết thúc.

"Về mặt kinh tế, Ấn Độ mạnh hơn nhiều về kinh tế so với Pakistan vào khoảng thời gian này", bà MacDonald cho biết.

Waheedullah Hashimi - một thành viên cấp cao của Taliban thừa nhận một Afghanistan nghèo khó luôn cần sự giúp đỡ từ các nước trong khu vực, bao gồm Iran, cũng như Mỹ và Nga.

“Chúng tôi mong họ sẽ giúp chúng tôi, hỗ trợ người dân của chúng tôi, đặc biệt là ngành y tế và đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh và lĩnh vực khai thác mỏ", ông Hashimi nói. "Công việc của chúng tôi là thuyết phục họ chấp nhận chúng tôi."

Theo Reuters
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.