Cựu nhân viên ngân hàng thành triệu phú nhờ video hài

(Ngày Nay) - JibJab đã giúp hai anh em Spiridellis kiếm được hàng chục triệu USD mỗi năm và nổi tiếng cả thế giới.
 Hai anh em Gregg và Evan Spiridellis tại trụ sở công ty ở Los Angeles. Ảnh: CNBC
Hai anh em Gregg và Evan Spiridellis tại trụ sở công ty ở Los Angeles. Ảnh: CNBC

Hai anh em Gregg và Evan Spiridellis cùng lớn lên ở New Jersey (Mỹ) và đều có khiếu hài hước. Tuy nhiên, mỗi người lại chọn cho mình một con đường khác nhau. Gregg làm việc tại Wall Street và với tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh . Còn Evan là nghệ sĩ và nhà làm phim độc lập.

Gần 18 năm trước, họ đã cùng nhau kinh doanh. Mỗi người đầu tư 5.000 USD thuê một gara cũ của một người bạn và làm một điều hết sức điên rồ: Kinh doanh trực tuyến bằng việc gửi các video hình động qua điện thoại. "Tất cả các tập tin của chúng tôi đều dưới 100 KB. Dung lượng như vậy thậm chí còn nhỏ hơn một biểu ngữ quảng cáo trung bình trên các trang web", Evan và Gregg cho biết.

Họ đặt tên công ty là JibJab. Đây là ý tưởng của Gregg, vì "Chúng tôi muốn một cái tên có hai âm tiết, nghe thật vui và chất".

Gregg luôn tìm kiếm cơ hội, và trong khi học Đại học, anh đã phát hiện ra công nghệ Flash. "Ngắm ảnh động hoặc hoạt hình được phát trực tuyến trên điện thoại thực sự kích thích ý tưởng của tôi rất nhiều", anh nói.

Vì thế, Gregg đã mời em trai mình tham gia, gợi ý rằng thay vì làm phim theo cách truyền thống, hãy tạo nên một thứ gì đó chỉ với vài nghìn USD máy móc thiết bị và lan truyền nó khắp thế giới. "Nghe thực sự không thuyết phục cho lắm. Nhưng anh ấy đã chỉ cho tôi cơ hội và tôi đã nhìn ra nó", Evan nhớ lại.

Bỏ qua các phương tiện trung gian để truyền tải nội dung trực tuyến đã khiến hai anh em trở nên nổi tiếng nhanh chóng. "Đây quả là một lĩnh vực nóng", Gregg cho biết.

JibJab bắt đầu thu về lợi nhuận nhờ làm việc cho các dự án của các hãng phim như Disney hay Sony. Sau đó, họ sử dụng số tiền này để phát triển việc kinh doanh riêng. Một trong những nhân vật đầu tiên của họ là Nasty Santa.

Tuy nhiên, năm 2001, để tránh bị nhấn chìm sau khi bong bóng dotcom vỡ vụn, hai anh em quyết định biến Nasty Santa từ nhân vật hoạt hình thành búp bê. Thế là Evan phác thảo Nasty Santa, còn Gregg thì tìm các nhà sản xuất trên mạng.

"Chúng tôi nói là có đơn đặt hàng lên tới 5000 sản phẩm. Tuy nhiên, thời điểm đó, thực ra chúng tôi chẳng có đơn đặt hàng nào cả!", Evan nhớ lại.

Sau khi một số mẫu Nasty Santa đã được hoàn thiện, họ lựa chọn mẫu mình thích nhất để đưa tới hãng bán lẻ Spencer Gifts. "Chúng tôi đã nhận được đơn đặt hàng lên tới 5000 con!", Evan cho biết.

Nasty Santa được tung ra thị trường năm 2001 và đến năm 2002, Spencer Gifts mở rộng dòng sản phẩm búp bê này từ một lên 12. JibJab chuyển tới Los Angeles, cắt giảm từ 13 nhân viên xuống chỉ còn Gregg and Evan. "Chúng tôi mở cửa hàng ở đây, làm thêm nhiều đồ chơi và sách cho trẻ em, đồng thời vẫn tiếp tục đầu tư vào internet, nhưng tốc độ chậm hơn nhiều", Gregg cho biết.

Thời điểm mà hai anh em nghĩ rằng giải trí trên internet chẳng bao giờ sẽ hái ra tiền nữa, họ chuyển sang đề tài nhạy cảm hơn. Năm 2004, họ tạo ra các nhân vật hoạt hình chính trị tham gia vào cuộc bầu cử thời điểm đó - George W. Bush và John Kerry. "Nó thực sự hoàn toàn khác những gì chúng tôi làm trước đây", Gregg nói.

Họ bắt đầu kiếm tiền bằng cách yêu cầu mọi người trả phí để tải video. Evan còn nảy ra ý tưởng bán đĩa DVD. Họ mở cửa hàng online, thiết kế và in bìa DVD chỉ sau một đêm. Và chỉ trong một ngày, họ đã thu về 100.000 USD tiền bán DVD.

Kể từ thời điểm đó, công ty đã huy động được hơn 17,9 triệu USD vốn, tuyển thêm 70 nhân viên và hàng trăm nghệ sĩ hợp đồng khác. JibJab có tới một triệu người đăng ký dịch vụ thiệp mừng điện tử cá nhân Công ty cũng đã mở rộng sang dịch vụ tin nhắn, biểu tượng cảm xúc và hiện tại là một chương trình truyền hình có tên "Ask the StoryBots".

Gregg cho biết họ thành công bởi luôn luôn cố gắng xác định và khai thác các kênh truyền thông mới. Nhưng anh cũng nhấn mạnh anh có sở thích làm việc theo cách của mình. Ví dụ, JibJab đổ hàng triệu USD vào chương trình "Asking StoryBots" mà chưa biết liệu có ai sẽ mua nó không.

"Chúng tôi đã làm điều ngu xuẩn nhất mà chưa có người nào làm ở Hollywood. Đó là tài trợ cho chương trình riêng của mình. Chúng tôi biết rằng mình sẽ bán được nó". Và họ bán cho Netflix thật. Trên YouTube, các video của StoryBots có hơn 300 triệu lượt xem.

Năm ngoái, doanh thu của JibJab đã vượt ngưỡng 20 triệu USD. Sắp tới, hai anh em đang nghĩ đến việc công nghệ thực tế ảo.

Để thành công, bạn sẽ phải đi một con đường dài, nhưng điều này là xứng đáng. "Khi còn ở ngân hàng đầu tư, tôi đam mê những gì mình đang làm," Gregg nói. "Nhưng khi nhìn lại, tôi thấy rất nhiều người 35 nhìn như 85 tuổi. Họ có nhiều tiền và chẳng có thời gian để tiêu chúng", Gregg kết luận.

Theo Vnexpress
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).