Đã có hơn 72 triệu liều vaccine AstraZeneca được cung ứng tới Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - AstraZeneca cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế và các đối tác trên hành trình bảo vệ sức khỏe của người dân và khả năng chống chịu của hệ thống y tế.
Đã có hơn 72 triệu liều vaccine AstraZeneca được cung ứng tới Việt Nam

Với tổng số hơn 72 triệu liều đã được cung ứng tới Việt Nam, vaccine AstraZeneca là một trong những loại vaccine COVID-19 được sử dụng nhiều ở trong nước.

Hiện nay, Việt nam đã ghi nhận biến thể phụ BA.4, BA.5, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam các biến thể này đã bắt đầu chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp.

Chính vì vậy, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Vaccine AstraZeneca là vaccine COVID-19 đầu tiên được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng khẩn cấp, cũng như được cung ứng với số lượng lớn để hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng quốc gia, ứng phó với đại dịch của Việt Nam.

Ông Nitin Kapoor-Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam và Các thị trường mới nổi khu vực châu Á, cho biết dữ liệu này tái khẳng định tiêm chủng là cách nhanh nhất để đẩy lùi đại dịch COVID-19 đồng thời chứng minh vaccine có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và gây tử vong.

AstraZeneca cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế và các đối tác trên hành trình bảo vệ sức khỏe của người dân, cũng như để đạt được mục tiêu dài hạn chung chính là tăng cường tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, AstraZeneca và các đối tác toàn cầu đã cung ứng hơn 3 tỷ liều vaccine cho hơn 180 quốc gia, và khoảng 2/3 số liều này đã được chuyển đến các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp.

Sau hai liều, vaccine của AstraZeneca và các loại vaccine COVID-19 theo công nghệ mRNA đều cung cấp khả năng bảo vệ cao tương đương nhau trong việc ngăn ngừa nhâp viện (91,3-92,5%) và tử vong (91,4-93,3%), ở bất kể độ tuổi nào và không có sự khác biệt về mặt thống kê giữa hai loại vaccine.

Vào tháng 7/2022, dữ liệu từ một nghiên cứu của Đại học Chiang Mai (Thái Lan) cho thấy vaccine COVID-19 của AstraZeneca có hiệu quả 73% trong việc ngừa nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron, khi được sử dụng làm mũi bốn (liều nhắc lại thứ hai) và tiêm trộn với bất kỳ loại vắc xin cơ bản hoặc nhắc lại nào trước đó.

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca, trước đây là AZD1222, được phát minh bởi Đại học Oxford. Vaccine sử dụng véc tơ virus tinh tinh mất khả năng sao chép (dựa trên phiên bản suy yếu của virus cảm lạnh thông thường (adenovirus) gây nhiễm ở tinh tinh) và chứa vật liệu di truyền mã hóa protein gai của virus SARS-CoV-2. Sau khi tiêm virus, các protein gai bề mặt được tạo ra, tạo mồi cho hệ thống miễn dịch để tấn công virus SARS-CoV-2 nếu virus này sau đó lây nhiễm vào cơ thể.

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca đã được cấp phép có điều kiện hoặc sử dụng khẩn cấp ở hơn 125 quốc gia và nằm trong Danh sách Sử dụng Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, giúp đẩy nhanh tiếp cận cho 144 quốc gia thông qua Cơ chế COVAX.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.