Đại biểu Quốc hội ủng hộ tăng thêm 1 ngày nghỉ lễ

Trước đề xuất tăng thêm một ngày nghỉ lễ trong năm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nhiều đại biểu tán thành việc chọn ngày Gia đình Việt Nam (28/6).
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại phiên thảo luận của Quốc hội về Bộ luật lao động sửa đổi ngày 23/10, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh cho biết dự thảo đã được chỉnh lý với nhiều điểm mới. Nội dung đáng chú ý được nhiều người quan tâm là việc có thêm một ngày nghỉ lễ trong năm.

Theo đó, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với phương án tăng thêm một ngày nghỉ lễ là ngày Gia đình Việt Nam (28/6), thay vì ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7) như đề xuất trước đó của Bộ LĐTB&XH.

"Nếu được Quốc hội thông qua, chúng ta sẽ có thêm ngày nghỉ lễ với ý nghĩa là ngày dành cho tổ ẩm, hạnh phúc, bền vững với gia đình. Đó là điều rất hợp lý, độc đáo và tiến bộ", đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nêu quan điểm.

Tiến bộ và hợp lý

Tại phiên họp, ông Trí đưa ra các tài liệu của Công đoàn Y tế Việt Nam, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội về việc đề xuất nghỉ lễ vào ngày Gia đình Việt Nam. Điều này cho thấy nhiều cử tri quan tâm đến đề xuất này.

Ông phân tích rằng gia đình là tổ ấm mang lại hạnh phúc, sự bình yên, là trốn trở về với những niềm vui, nỗi buồn cùng những thành công, thất bại cần phải gìn giữ, bảo vệ và củng cố sự bền vững của gia đình. Gia đình hạnh phúc thì đất nước hạnh phúc.

"Có một ngày nghỉ để các thành viên trong gia đình về với nhau, ở bên nhau, sum họp hạnh phúc là rất cần thiết", ông Trí nêu quan điểm.

Bên cạnh đó, người dân đang sống trong xã hội hiện đại, ngày càng đầy đủ nghi hơn nhưng cũng đầy cạm bẫy. Tổ ấm gia đình đang bị những tác động trực tiếp hay gián tiếp làm lung lay sự bền vững, sự ấm cúng, sự gắn kết nội tại. Thêm ngày nghỉ lễ là ngày Gia đình Việt Nam là một trong những biện pháp để bảo vệ sự bền vững, sự gắn kết của gia đình.

Ông Trí cũng đưa thêm các dẫn chứng về ý nghĩa của các ngày nghỉ lễ hiện nay. Cụ thể, ngày 10/3 Âm lịch là ngày nghỉ lễ để tưởng nhớ tổ tiên người Việt, giỗ Tổ các vua Hùng. Quốc khánh 2/9 là ngày dành cho cả đất nước, dân tộc.

Vì vậy, nếu được Quốc hội thông qua, ngày Gia đình Việt Nam 28/6 sẽ là ngày nghỉ lễ dành cho tổ ấm, cho sự vun đắp hạnh phúc gia đình.

Bổ sung thêm cho quan điểm của ông Trí, đại biểu Đào Tú Hoa (Hà Nội) cho rằng việc thêm một ngày nghỉ lễ sẽ giúp người dân tái tạo sức lao động, kích thích ngành dịch vụ phát triển.

Trong khi đó, khoảng thời gian từ 30/4-1/5 đến ngày Quốc khánh 2/9 chưa có thêm ngày nghỉ lễ nào. Do đó, việc lấy ngày 28/6 hàng năm làm ngày nghỉ lễ Gia đình Việt Nam là hợp lý và hợp tình.

"Đây còn là ngày để tôn vinh những giá trị gia đình, giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ nghìn xưa của ông cha ta", bà Hoa bày tỏ.

Đề xuất thêm những ngày nghỉ lễ khác

Bên cạnh việc bày tỏ sự nhất trí bổ sung thêm ngày nghỉ là ngày Gia đình Việt Nam, nhiều đại biểu có thêm những đề xuất về các ngày nghỉ lễ khác.

Ông Trần Tuấn Hải, đại biểu tỉnh Lạng Sơn, cho rằng cùng với nghỉ lễ ngày 28/6, ông kiến nghị có thêm ngày nghỉ vào 5/9 - ngày khai giảng năm học mới, toàn dân đưa trẻ đến trường. Quan điểm của ông là khi nghỉ lễ vào ngày này, người lao động có thêm điều kiện, thời gian chăm lo trách nhiệm với gia đình.

"Nghỉ lễ ngày 5/9 phù hợp với quy định toàn dân, chăm lo sự nghiệp giáo dục được quy định tại Luật Giáo dục (sửa đổi)", ông Hải nêu ý kiến.

Tuy nhiên, đề xuất này của ông không nhận được các ý kiến đồng tình. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng nếu nghỉ lễ vào ngày đưa trẻ đến trường, các thầy cô giáo và cán bộ giáo dục vẫn phải làm việc. Như vậy, ngày nghỉ lễ này không hoàn hảo.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thanh Xuân, đại biểu TP Cần Thơ, có thêm đề xuất bổ sung quy định đối với người lao động thuộc đồng bào dân tộc thiểu số được nghỉ thêm ngày tết cổ truyền của dân tộc mình.

Hiện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xin ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội theo hai phương án. Một là không bổ sung ngày nghỉ lễ. Hai là bổ sung một ngày người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và chọn ngày Gia đình Việt Nam.

Theo Zing
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.