Đắk Nông: Kiến nghị đưa một số dự án trọng điểm ra khỏi quy hoạch khoáng sản

(Ngày Nay) - Trong báo cáo gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng năm 2024, UBND tỉnh Đắk Nông đề xuất Bộ này tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về một số khó khăn, vướng mắc, nổi bật là tình trạng nhiều công trình, dự án trọng điểm phải dừng triển khai do chưa xác định được giải pháp thu hồi, bảo vệ khoáng sản bô xít theo quy định của Luật Khoáng sản.
Dự án Quảng trường trung tâm TP Gia Nghĩa đang gặp khó vì thiếu đất đắp. (Ảnh minh hoạ)
Dự án Quảng trường trung tâm TP Gia Nghĩa đang gặp khó vì thiếu đất đắp. (Ảnh minh hoạ)

Theo UBND tỉnh Đắk Nông, tại Quyết định số 866/QĐ-TTg, ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 quy định, các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điều 62, Luật Đất đai trên khu vực có khoáng sản được phép triển khai trên nguyên tắc phải thu hồi, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, tuân thủ quy định của Luật Khoáng sản, Luật Quy hoạch và các quy định liên quan.

Do đó, thời gian qua, các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông, các khu tái định cư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đều phải tạm dừng do chưa xác định được giải pháp thu hồi, bảo vệ khoáng sản bô xít có hiệu quả. Thực trạng này dẫn tới hệ thống giao thông xuống cấp, hư hỏng. Thêm nữa, nhiều khu tái định cư phục vụ cho việc tái định cư cho các hộ dân có đất thuộc diện thu hồi để phục vụ khai thác quặng bô xít cho nhà máy Alumin Nhân Cơ cũng phải tạm dừng, khiến việc thu hồi đất khó khăn và dẫn tới khiếu kiện kéo dài.

Do đó, để đảm bảo việc triển khai các dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Đắk Nông đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh, đưa danh mục các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh Đắk Nông ra khỏi quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng bô xít (Quyết định số 866/QĐ-TTg).

Thêm nữa, hiện toàn tỉnh Đắk Nông có khoảng 27% diện tích tự nhiên có trữ lượng bô xít lớn và nằm trong quy hoạch khoáng sản tại Quyết định số 866/QĐ-TTg. Các diện tích này nằm trải dài, xen kẽ bên trong là nhiều mỏ vật liệu xây dựng thông thường (như cát, đá xây dựng, than bùn, đất san lấp…). Theo thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 2/3 mỏ vật liệu xây dựng thông thường nằm xen kẽ trong quy hoạch mỏ bô xít. Do đó, tỉnh Đắk Nông cho rằng, nếu không cho sử dụng đất có lẫn quặng bô xít để làm vật liệu san lấp, hoặc không cấp phép khai thác cho các mỏ vật liệu xây dựng thông thường nằm xen kẽ trong quy hoạch bô xít sẽ dẫn tới thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ công tác xây dựng cơ bản của tỉnh cũng như nhu cầu của người dân.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông, toàn tỉnh có 1.062 dự án có nhu cầu sử dụng đất trên tổng diện tích gần 6.700ha đang chồng lấn trên quy hoạch bô xít tại Quyết định số 866/QĐ-TTg. Bên cạnh đó, hàng loạt dự án đầu tư công, điện gió, trụ sở sinh hoạt tôn giáo… cũng đang chồng lấn lên quy hoạch bô xít. Theo quy định thì phải thu hồi, bảo vệ khoáng sản bô xít khi triển khai các công trình, dự án, nhưng hiện chưa có quy định thu hồi, bảo vệ bô xít như thế nào.

Thêm nữa, nếu thu hồi triệt để thì sẽ phát sinh rất nhiều chi phí cho ngân sách vì khối lượng đất đào, đất đắp là rất lớn, trong khi phần lớn các mỏ đất san lấp đủ điều kiện khai thác cũng đều bị chồng lấn quy hoạch bô xít, chưa thể triển khai./.

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế khen thưởng Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024 Võ Quang Phú Đức.
Khen thưởng Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024
(Ngày Nay) - Sáng 16/10, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ Tuyên dương và trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho học sinh Võ Quang Phú Đức (Trường Trung học Phổ thông chuyên Quốc Học Huế), Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai đề án phát triển bền vững một triệu hecta lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nông dân là chủ thể “Cuộc cách mạng lúa gạo” ở Đồng bằng sông Cửu Long
(Ngày Nay) - Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu phải xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi và xác định người dân phải là chủ thể trong triển khai Đề án.
Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, thông tin tại cuộc thi Trường học không ma túy dành cho sinh viên các trường đại học, tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.
Độ tuổi sử dụng ma túy ở Việt Nam đang ngày càng trẻ hóa
(Ngày Nay) - Thông tin ngày 15/10 từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an), trong 10 tháng đầu năm 2024, có gần 800 đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp có biểu hiện "ngáo đá", gây ra phạm pháp hình sự, trong đó có 4 vụ giết người. Đáng lo ngại, độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa.
Tiết mục múa “Duyên đá” do Đoàn nghệ thuật tỉnh Hà Giang biểu diễn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Bế mạc Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024
(Ngày Nay) - Sau 15 ngày tranh tài sôi nổi tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024 (đợt 2) đã chính thức khép lại vào tối 15/10, ghi nhận những thành công đáng kể trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Buổi lễ bế mạc có sự tham dự của đồng chí Đinh Thị Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông, lãnh đạo tỉnh Bình Dương và đông đảo nghệ sĩ, khán giả.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus Marburg.
Chủ động giám sát, phát hiện và kiểm soát bệnh do virus Marburg
(Ngày Nay) - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày 10/10, tại Rwanda (một quốc gia ở Đông Phi) đã có 58 ca mắc bệnh do virus Marburg, trong đó có 13 trường hợp tử vong, đáng nói có đến 70% số ca mắc là nhân viên y tế. Bệnh do virus Marburg gây ra được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm với khả năng lây truyền cũng như tỷ lệ tử vong cao có thể lên tới 88%.