Đánh bắt hải sản công nghiệp làm gia tăng lượng khí CO2

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một báo cáo mới đây đã chỉ ra một thực tế đáng lo ngại rằng quy trình đánh bắt hải sản công nghiệp đang tạo ra nhiều khí thải CO2 hơn hoạt động đi lại bằng máy bay.
Đánh bắt hải sản công nghiệp làm gia tăng lượng khí CO2

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, các hoạt động đánh bắt hải sản đã thải ra khoảng 1 tỷ tấn khí thải CO2 mỗi năm - cao hơn lượng khí thải mà hoạt động hàng không thải ra (trước đại dịch COVID – 19).

Đánh bắt hải sản công nghiệp, cụ thể là phương pháp kéo lưới dọc đáy biển, không chỉ góp phần vào khiến tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng mà còn gây tổn hại vô cùng lớn đến đa dạng sinh học đại dương.

“Hoạt động này tương đương với việc cày xới một khu rừng già, lặp đi lặp lại cho đến khi không còn gì cả”, tác giả báo cáo Enric Sala, một nhà sinh vật học biển, chỉ ra.

Đánh bắt công nghiệp cũng là một trong những phương pháp đánh bắt ít tốn kém nhất. Nhà nghiên cứu Sala cũng cho biết hầu hết các bãi săn đã bị đánh bắt nhiều lần, chỉ còn lại rất ít giá trị để đánh bắt.

Ông Eric Sala đang tìm kiếm những động lực có thể khiến ngành đánh bắt hải sản và các chính phủ từ bỏ phương pháp kéo lưới và hy vọng các phát hiện về chỉ số xả thải khí carbon có thể chỉ là một lời cảnh tỉnh.

Nghiên cứu của ông Sala và các cộng sự chia nhỏ toàn bộ đại dương thành các đơn vị 50 km vuông, đo lường mức mỗi đơn vị đóng góp vào đa dạng sinh học biển toàn cầu, nguồn cá và bảo vệ khí hậu, dựa trên một phân tích phức tạp về vị trí, nhiệt độ nước, độ mặn và sự phân bố của các loài, trong số các yếu tố khác.

Đồng thời, nghiên cứu này cũng theo dõi lượng khí thải CO2 mà mỗi đơn vị có khả năng hấp thụ.

Bằng cách lập bản đồ các đường cơ sở cho mỗi đơn vị đã chia trước đó, nghiên cứu có thể tính toán các tác động của việc tăng hoặc giảm hoạt động đánh bắt và các hoạt động khác của con người.

Mục tiêu chung là phát triển một bản đồ các vị trí đại dương, nếu được bảo vệ, sẽ mang lại lợi ích tối đa cho con người trong việc tăng trữ lượng cá, đa dạng sinh học và hấp thụ carbon đồng thời giảm thiểu thiệt hại về thu nhập cho ngành đánh bắt.

Bác bỏ quan điểm lâu nay rằng việc bảo vệ đại dương gây hại cho nghề đánh bắt cá, nghiên cứu cho thấy rằng các khu bảo tồn biển được bố trí nhằm ngăn việc đánh bắt quá mức sẽ thực sự thúc đẩy sản lượng sinh vật biển bằng cách hoạt động như các vườn ươm cá.

Theo kết quả nghiên cứu, việc bảo vệ đại dương có thể làm tăng sản lượng đánh bắt thuỷ sản toàn cầu hơn 8 triệu tấn mỗi năm, bất chấp những thách thức của việc đánh bắt quá mức và biến đổi khí hậu.

“Tuy nhiên, hoạt động đánh bắt sẽ phải dừng lại”, ông Sala cho biết. Trong khi rừng ngập mặn, rừng tảo bẹ và đồng cỏ biển có khả năng hấp thụ carbon tốt, thì duới đáy đại dương là một bể chứa khí carbon lớn.

Một khi lưới của ngư dân được thả xuống biển, khí carbon sẽ được giải phóng trở lại nước. Lượng carbon dư thừa trong nước biến nó thành axit, gây hại cho sinh vật biển.

Tệ hơn nữa, thực trạng này cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ carbon trong khí quyển của đại dương: nếu nước biển bị bão hòa, nó sẽ không thể hấp thụ khí thải do con người gây ra, làm hạn chế một trong những “vũ khí” tốt nhất của con người trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

Bằng cách kết hợp dữ liệu công khai về hoạt động của các tàu đánh bắt trên toàn cầu với các đánh giá theo đơn vị về lượng carbon được lưu trữ trong các lớp trầm tích đại dương, nhà nghiên cứu Sala và nhóm của ông đã có thể tính toán lượng khí thải được tạo ra bởi phương pháp này ở cấp quốc gia.

Ví dụ, Liên minh châu Âu thải 274.718.086 tấn carbon vào đại dương mỗi năm, trong khi các đội tàu của Trung Quốc thải ra 769.294.185 tấn còn Mỹ thải ra 19.373.438 tấn.

Những đổi mới trong công nghệ như sản xuất năng lượng xanh và lưu trữ pin là rất quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Nhưng vẫn cần giảm lượng carbon trong khí quyển, và cho đến nay công nghệ vẫn chưa thể làm được điều đó với chi phí hợp lý và quy mô.

Ông Sala cho biết các đại dương đã hấp thụ carbon trong hàng nghìn năm. “Hầu hết mọi người vẫn xem đại dương là nạn nhân của biến đổi khí hậu. Điều mà mọi người không nhận ra là thiên nhiên là một phần của giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí hậu."

Theo Time
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.