Đánh giá toàn diện chất lượng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Theo chương trình Phiên họp thứ 25, chiều 14/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Thu hút nguồn lực trong quá trình xây dựng chương trình sách giáo khoa

Phó Thủ tướng cho rằng, công tác giám sát chuyên đề đã được chuẩn bị bài bản, công phu, kỹ lưỡng, chi tiết từ văn bản hướng dẫn đến hoạt động kiểm tra tại các địa phương. Từ đó, Đoàn giám sát đã đưa ra những đánh giá đầy đủ, khách quan về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Bày tỏ đồng tình với những đánh giá, kiến nghị, đề xuất được nêu trong Báo cáo của Đoàn giám sát, theo Phó Thủ tướng, cần theo dõi chất lượng của quá trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông qua nhiều khía cạnh như: Kết quả của người học; việc thay đổi các mục tiêu, phương thức truyền thụ kiến thức; việc đề cao năng lực của học sinh, khả năng thực học, thực hành... Những vấn đề này cần được đánh giá cụ thể hơn khi Nghị quyết giám sát được ban hành, từ đó có báo cáo đầy đủ, chính xác hơn.

Liên quan đến việc xây dựng bộ sách giáo khoa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, tại các cấp học, môn học đã có một số bộ sách giáo khoa được xã hội hóa. Việc xã hội hóa để huy động nguồn lực, sự tham gia của toàn xã hội trong triển khai xây dựng chương trình sách giáo khoa là cần thiết. Song trong quá trình đó, Nhà nước luôn phải đóng vai trò chủ đạo và có trách nhiệm đến cùng, từ khâu xây dựng chương trình đến khâu thẩm định, tổ chức các hội đồng, đến khâu tổng kết đánh giá việc triển khai các chương trình sách giáo khoa. “Có xã hội hóa ở đâu, vai trò Nhà nước ở đấy vẫn là chủ đạo”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, dù lựa chọn phương án xã hội hóa để thu hút các chuyên gia, nhà giáo dục, các thầy, cô giáo tham gia xây dựng các bộ sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn phải có trách nhiệm kiểm soát chất lượng bộ sách giáo khoa này.

Nỗ lực thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Đánh giá toàn diện chất lượng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ảnh 1

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận các ý kiến phát biểu, thảo luận, trao đổi thẳng thắn, sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu.

Đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực của Đoàn giám sát đã hoàn thành các nhiệm vụ theo đúng kế hoạch, yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các cơ quan tham dự Phiên họp cơ bản thể hiện sự đồng tình, nhất trí cao với Báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đánh giá, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, tinh thần các nghị quyết có liên quan của Quốc hội đã được cả hệ thống chính trị, nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành giáo dục và toàn thể đội ngũ giáo viên, nhà quản lý giáo dục phổ thông tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết và quyết tâm cao. Qua đó, tạo chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng ghi nhận.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm về các tồn tại, hạn chế; quán triệt về các bài học kinh nghiệm; khẩn trương triển khai các kiến nghị được nêu trong Báo cáo của Đoàn giám sát, bảo đảm triển khai thành công Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội.

Tại phiên họp, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã biểu quyết nhất trí với các nội dung cơ bản trong dự thảo Nghị quyết kết quả giám sát chuyên đề. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thành dự thảo Nghị quyết.

Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.