Đảo Palawan của Philippines được IA chọn là 'đảo đẹp nhất thế giới'

0:00 / 0:00
0:00
Đảo Palawan của Philippines đứng đầu danh sách “10 hòn đảo đẹp nhất thế giới” trong một cuộc khảo sát do nguyệt san “Muy Interesante” (Rất thú vị) của Tây Ban Nha tiến hành với các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (IA) GPT-4 của OpenAI và công bố ngày 13/8.
Đảo Palawan của Philippines được IA chọn là 'đảo đẹp nhất thế giới'

Các chuyên gia của tạp chí chuyên về khoa học thường thức được xuất bản tại hơn 10 quốc gia với hơn 350.000 ấn bản/số này đánh giá cao tính hữu ích của IA trong những bình chọn dưới hình thức này, và kết quả chọn lựa của trí tuệ nhận tạo lần này khá trùng khớp với các đánh giá của các chuyên trang chỉ dẫn du lịch.

Palawan, thường được gọi là “biên giới cuối cùng của Philippines” nổi tiếng với Công viên quốc gia Sông ngầm Puerto Princesa, nơi du khách có thể chiêm ngưỡng dòng sông dưới lòng đất dài tới 8,2km cùng những vẻ đẹp nên thơ khác. Công viên này đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhân là Di sản thế giới.

Đứng thứ hai trong danh sách các hòn đảo đẹp nhất thế giới do IA chọn lựa là quần đảo Seychelles tại Ấn Độ Dương, nổi bật với những bãi biến cát trắng, những động vật đặc hữu quý hiếm cùng cảnh quan đáy biển vô cùng ấn tượng.

Đảo Bora Bora, tại Polynesia thuộc Pháp, còn được mệnh danh là “hòn ngọc Thái Bình Dương” đứng thứ 3 trong danh sách nhờ những khu nghỉ dưỡng xa hoa, cảnh quan đời sống biển ngoạn mục và ngọn núi biểu tượng Otemanu phủ kín thảm thực vật độc đáo.

Những vị trí tiếp theo trong danh sách này lần lượt là Santorini của Hy Lạp – nổi tiếng với những cảnh hoàng hôn mãn nhãn; Maldivas – thiên đường của các rạn san hô tại Ấn Độ Dương và nơi sinh sống của hơn 2000 loài cá; Maui – hòn đảo lớn thứ 2 và hấp dẫn du khách nhất tại Hawaii (Mỹ) nhưng mới bị “thần lửa” tấn công; quần đảo Galapagos của Ecuador – nơi có hệ sinh thái nguyên sơ và khép kín từng là cảm hứng giúp nhà bác học lỗi lạc Charles Darwin phát triển “thuyết tiến hóa”; Bali của Indonesia; Zanzibar của Tanzania; Kauai – cũng thuộc Hawaii và Madagascar.

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.