Đẩy mạnh hợp tác phòng, chống ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào

0:00 / 0:00
0:00
Từ sau ký kết Bản ghi nhớ đến nay, Công an hai nước đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ theo phân công và đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng.
Đẩy mạnh hợp tác phòng, chống ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào

Sáng 26/10, tại Hà Nội, Bộ Công an hai nước Việt Nam-Lào tổ chức Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng sơ kết một năm thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Công an hai nước về hợp tác phòng, chống ma túy.

Tại Hội nghị, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết với mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt giữa hai quốc gia, cùng tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy của Đảng, Chính phủ và nhân dân hai nước (ngày 9/8/2021, tại thủ đô Vientiane, Lào), hai Bộ đã ký Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác phòng, chống ma túy. Đây là những bước đi cụ thể, quan trọng, thúc đẩy công tác hợp tác phòng, chống ma túy giữa hai nước lên một tầm cao mới, thiết thực và hiệu quả hơn.

Từ sau thời điểm ký Bản ghi nhớ đến nay, lực lượng Công an hai nước đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ theo phân công và đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc, trong công tác hợp tác đấu tranh phòng, chống ma túy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Nổi lên là tuyến biên giới Việt Nam-Lào có địa hình hiểm trở; điều kiện kinh tế-xã hội còn hạn chế; chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế của hai nước bị các đối tượng triệt để lợi dụng để phạm tội phạm túy; công tác điều tra cơ bản, lập chuyên án đấu tranh chung mới chỉ thực hiện bước đầu; việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của một số đơn vị còn chậm, chưa đầy đủ, kịp thời.

Ngoài ra, tính chất phức tạp về ma túy và hoạt động của tội phạm ma túy ở mỗi nước, đặc biệt trên tuyến biên giới hai nước vẫn còn diễn biến phức tạp; phương thức, thủ đoạn rất tinh vi và manh động; tình trạng trồng cây có chứa chất ma túy còn xuất hiện ở một số khu vực giáp ranh hai nước; công tác quản lý tiền chất còn nhiều sơ hở, hạn chế...

Những dấu hiệu này rất đáng lo ngại, đòi hỏi Bộ Công an hai nước phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống ma túy trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, Trung tướng Khamking Phuilamanyvong, Thứ trưởng Bộ Công an Lào, đánh giá cao về viện trợ xây dựng trụ sở công an bản giáp biên giới của Việt Nam dành cho Lào. Đây là sự giúp đỡ vô giá, có ý nghĩa quan trọng, góp phần phòng, chống tội phạm xuyên biên giới của hai nước Lào-Việt Nam, thể hiện sự quan tâm của lãng đạo Đảng, Nhà nước cũng như lãnh đạo Bộ Công an Việt Nam dành cho nhân dân hai nước đang sinh sống theo tuyến biên giới.

Trung tướng Khamking Phuilamanyvong cho rằng hai bên cần phối hợp để sớm hoàn thành xây dựng văn phòng công an bản giáp biên để góp phần phòng, chống tội phạm theo tuyến biên giới của hai nước Lào-Việt Nam, từ đó đảm bảo công tác bảo vệ an ninh, trật tự theo tuyến biên giới, xây dựng biên giới Lào-Việt Nam thành biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.

Thông tin công bố tại hội nghị cho thấy, sau một năm triển khai thực hiện bản ghi nhớ, lực lượng công an hai nước Việt Nam-Lào đã đạt được những kết quả bước đầu trong công tác đấu tranh với tội phạm ma túy.

Công an hai nước đã phối hợp nắm tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy của hai quốc gia, nhất là trên tuyến biên giới để xác định các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy, từ đó xác định được 4 tuyến vận chuyển ma túy từ khu vực “Tam giác vàng” vào Lào và đi các địa phương của Lào và Việt Nam.

Công an hai nước cũng phối hợp lên sơ đồ một số tuyến và địa bàn trọng điểm các đối tượng có thể lợi dụng để vận chuyển ma túy từ khu vực “Tam giác vàng” vào Lào rồi qua biên giới sang Việt Nam.

Lực lượng công an ở hai nước đã hoàn thành thiết lập "đường dây nóng” ở 4 cấp công an kết hợp trao đổi thông tin qua Văn phòng liên lạc qua biên giới (BLO).

Thông qua đường dây nóng, công an các đơn vị, địa phương của hai nước đã tiến hành các hoạt động trao đổi thông tin về tình hình phòng, chống ma túy, nhất là thông tin liên quan tới các tổ chức, đường dây tội phạm ma túy lớn, xuyên quốc gia; các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; các đối tượng truy nã đang lẩn trốn trên lãnh thổ của hai nước để tổ chức xác minh, đấu tranh, truy bắt.

Trong công tác đấu tranh chuyên án, công an các đơn vị, địa phương của Việt Nam đã phát hiện, bắt giữ 5.338 vụ, 7.397 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 292kg heroin, 2,7kg thuốc phiện, 1,54 tấn và 1,62 triệu viên ma túy tổng hợp cùng nhiều vật chứng khác có liên quan.

Đối với công tác phối hợp đấu tranh chuyên án chung, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và công an các địa phương đã phối hợp với nước bạn Lào xác lập ba chuyên án chung, trong đó đã khám phá thành công hai chuyên án, truy bắt thành công 16 đối tượng truy nã về ma túy lẩn trốn tại Lào.

Công an hai nước Việt Nam-Lào cũng đã tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách của Bộ Công an Lào để sử dụng thành thạo các trang thiết bị, công tác giám định ma túy phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống ma túy có hiệu quả.

Thực hiện chủ trương giúp Lào xây dựng trụ sở làm việc của công an tại các bản giáp biên giới Việt Nam, công an các đơn vị, địa phương của Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào đã phối hợp triển khai thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Đến nay, công an 10 tỉnh giáp biên giới với Lào triển khai đầu tư xây dựng 191 trụ sở công an bản, trong đó 179 trụ sở công an bản đã được bàn giao.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam tặng 10 tập thể, 30 cá nhân thuộc Bộ Công an Lào.

Trung tướng Khamking Phuilamanyvong, Thứ trưởng Bộ Công an Lào trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an Lào tặng 10 tập thể, 30 cá nhân thuộc Bộ Công an Việt Nam đã có thành tích xuất sắc trong việc triển khai bản ghi nhớ và đợt cao điểm tuyên truyền, tấn công, trấn áp tội phạm về ma túy trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào năm 2022.

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.