Đẩy mạnh thực hiện Bộ quy tắc ứng xử để xóa vết bẩn trên đoàn tàu 'du lịch'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Bên cạnh mặt tích cực, mặt trái của sự phục hồi du lịch tại Hà Nội cũng tái xuất như hoạt động chèo kéo khách, rác thải, ô nhiễm môi trường, dịch vụ không như quảng cáo…
Nhiều lái xe chèo kéo, bắt khách không đúng nơi quy định tại Huế.
Nhiều lái xe chèo kéo, bắt khách không đúng nơi quy định tại Huế.

Đánh rơi tiêu chí thân thiện

Đầu tháng 7, một vụ xô xát giữa hai người đàn ông ngoại quốc có biểu hiện say rượu và một nhóm người Việt Nam tại phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã được quay lại và đưa lên mạng xã hội. Theo hình ảnh clip ghi lại, một nhóm khoảng 3 người đàn ông đã dùng ghế nhựa, chai bia liên tục tấn công một khách nước ngoài. Vị khách nước ngoài cũng xông vào đấm lại trước khi rời đi. Sau vụ ẩu đả, các bên không trình báo với công an phường, song do tính chất của sự việc liên quan đến người nước ngoài, Công an quận Hoàn Kiếm đã lập hồ sơ những người liên quan và làm rõ nguyên nhân.

Việc tuyên truyền về quy tắc ứng xử văn minh du lịch cần đẩy mạnh từ các bên như người làm du lịch, cư dân của điểm đến và cả chính du khách.

Cách đó khoảng một tuần, Sở Du lịch Hà Nội nhận được thông tin phản ánh của khách sạn Apricot Hà Nội (số 136 phố Hàng Trống, Hoàn Kiếm) về việc một khách nước ngoài đi taxi từ khu vực hồ Hoàn Kiếm đến khu đô thị tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội phải trả 400.000 đồng - cao hơn nhiều so với thông thường. Sau khi nhận phản ánh, Thanh tra Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chuyển thông tin phản ánh của khách du lịch đến Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội để được xem xét, giải quyết.

Qua rà soát, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội xác định xe taxi BKS 30A-780.62 đã thu quá giá cước đối với bà Dabrowska Malgorzata - quốc tịch Ba Lan. Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã lập biên bản vi phạm hành chính với lái xe taxi là bà Phạm Thị Ngọc và yêu cầu trả lại số tiền, xin lỗi du khách.

Hồi tháng 5, khoảng 3 giờ sáng, Công an quận Hoàn Kiếm nhận thông tin 2 du khách người Nga bị lái xe taxi chiếm đoạt điện thoại tại khu vực đường Hàng Bông. Sau khi xác minh, đến trưa cùng ngày, Công an quận Hoàn Kiếm đã làm rõ người lái xe taxi có hành vi trên là Trần Quốc Hưng, sinh năm 1988, ở Nam Định. Hưng đã giao nộp 2 chiếc điện thoại của 2 nữ du khách. Công an quận Hoàn Kiếm đã trao trả tài sản cho 2 du khách người Nga ngay trong ngày.

Những vụ việc thiếu thiện cảm liên quan đến khách nước ngoài liên tiếp xuất hiện tại Thủ đô khiến đoàn tàu du lịch đang chuyển động tích cực sau mùa COVID-19 bị nhuốm bẩn.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc AZA Travel, Phó Chủ tịch CLB Du lịch Thủ đô cho biết: Những tiêu cực và mặt trái của hoạt động du lịch đã có từ lâu. Trước khi xảy ra dịch COVID-19, những hoạt động chèo kéo, bán hàng giá cao, “chặt chém” khi đi taxi… cũng đã diễn ra và được báo chí phản ánh. Cơ quan quản lý cũng nhiều lần phải vào cuộc, thậm chí mở các đợt truy quét nhưng vẫn ngấm ngầm hoạt động. Theo phản ánh của đơn vị làm du lịch trong phố cổ Hà Nội, hoạt động chèo kéo khách mua hàng cũng đã xuất hiện tại khu vực phố cổ Hà Nội thời gian gần đây khi hoạt động du lịch sôi động trở lại.

Đẩy mạnh thực hiện Bộ quy tắc ứng xử để xóa vết bẩn trên đoàn tàu 'du lịch' ảnh 1

Công an quận Hoàn Kiếm đã trao trả tài sản cho 2 du khách người Nga.

“Xô xát giữa một nhóm thanh niên và du khách nước ngoài và qua cũng là lời cảnh báo về văn hoá ứng xử tồn tại giữa cư dân bản địa và du khách quốc tế đang trong giai đoạn du lịch phục hồi và cần có giải pháp để hiện tượng này không tái diễn. Để làm được điều này, vai trò của chính quyền địa phương của điểm đến du lịch có tính quyết định đi cùng với công tác tuyên truyền”, ông Nguyễn Tiến Đạt cho biết.

Đẩy mạnh thực hiện Bộ quy tắc ứng xử

Để hạn chế những mặt trái khi phát triển du lịch, từ tháng 3/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch trên quy mô cả nước; trong đó quy định cụ thể những điều cần làm đối với từng đối tượng tham gia hoạt động du lịch.

Hà Nội cũng ban hành bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng vào tháng 3/2017 sau hơn 5 năm lấy ý kiến chuyên gia, cộng đồng. Sau khi hai Bộ quy tắc ứng xử này được ban hành cùng thời điểm năm 2017, PGS.TS Phạm Hồng Long, trưởng khoa Du lịch (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng đã được Sở Du lịch Hà Nội mời giảng tập huấn cho cán bộ cơ sở. “Cả hai bộ quy tắc này khi xác định liên quan đến hành vi ứng xử với du khách đều có những điểm chung mang tính quy tắc trong giao tiếp, ứng xử như thân thiện, không gây gổ, dùng bạo lực…”, PGS.TS Phạm Hồng Long, cho biết.

Từ góc độ nghiên cứu, PGS.TS Phạm Hồng Long cho biết: “Khảo sát tại nhiều điểm du lịch, thời kỳ ban đầu khi ít khách (cả khách quốc tế lẫn khách nội địa), cư dân bản địa vẫn giữ được vẻ chất phác, thân thiện, hiếu khách. Tuy nhiên, khi khách đến đông sẽ dẫn tới mâu thuẫn từ nhiều khía cạnh như môi trường, tiếng ồn, giao thoa văn hoá dẫn đến những sự pha tạp, lai căng… Khi đó, người dân sẽ chỉ nhìn về khía cạnh kinh tế. Với người dân phố cổ Hà Nội, khi lượng khách trở nên đông thì hoạt động của khách du lịch trở nên quen thuộc và họ thấy bình thường như chính cư dân bản địa. Điều này cũng sẽ đẫn đến ứng xử như cư dân bản địa”.

“Mâu thuẫn sẽ xảy ra khi gắn với lợi ích kinh tế và áp lực du khách đông. Điều này cần sự điều phối của cơ quan quản lý Nhà nước trong điều phối hoạt động du lịch như giãn bớt lượng khách qua các điểm lân cận. Đồng thời, tuyên truyền rộng rãi đến cộng đồng dân cư, các tổ chức sau 2 năm bị ảnh hưởng COVID-19 khiến du lịch “đóng băng” và có phần mai một về thông tin của Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch và Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội”, PGS.TS Phạm Hồng Long nhận định.

Trong quá trình phục hồi du lịch và đang đón mùa cao điểm khách quốc tế từ tháng 9, các điểm đến du lịch Hà Nội, nhất là khu phố cổ là trung tâm giao lưu với nhiều hoạt động về đêm sớm tái khởi động tuyên truyền Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch và đối với Hà Nội là bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Hơn ai hết, chính quyền địa phương phải là “quan tòa”, có vai trò quan trọng trong việc xử lý tình huống phát sinh trong đời sống giữa du khách và cư dân.

Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
(Ngày Nay) - Ngày 30/10, theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), kết thúc đợt tập huấn tại Thái Lan với 2 trận giao hữu chất lượng, Huấn luyện viên trưởng Diego Raul Giustozzi đã đưa ra quyết định cuối cùng về danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024.
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
(Ngày Nay) - Chùa Tà Ngáo theo hệ phái Phật giáo Nam Tông, tọa lạc tại sóc Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu, đặc trưng cho lối kiến trúc chùa tháp của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở Nam Bộ. Với hơn 200 năm tuổi, chùa Tà Ngáo còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý về tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer của tỉnh An Giang.
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
(Ngày Nay) - Các bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Kinh (PUMCH) ở Trung Quốc đã phát triển một hệ thống nhiệt học hồng ngoại dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI-IRT) để sàng lọc ung thư vú, cho phép người dùng dễ dàng kiểm tra nguy cơ ung thư thông qua một ứng dụng bằng cách kết nối các camera hồng ngoại với điện thoại thông minh của họ.
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
(Ngày Nay) -  Chiều 29/10, bà Võ Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phước Tân 1 (phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, nhà trường đang huy động toàn bộ nhân lực thực hiện dọn dẹp vệ sinh trường lớp sau khi lũ từ thượng nguồn đổ về làm toàn bộ ngôi trường ngập trong biển nước, hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học. Dự kiến ngày 30/10, sau khi nước lũ rút, trường sẽ đón học sinh trở lại học.
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 29/10/2024, Vietjet và Emirates đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng kết nối giữa các thành phố lớn của Việt Nam và Dubai, UAE, cũng như các điểm đến toàn cầu, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - UAE. Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy du lịch và thương mại giữa hai quốc gia, mở ra cơ hội hợp tác kinh tế và giao thương.