Phở Hà Nội - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Phở Hà Nội - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(Ngày Nay) - Thủa ban đầu chỉ là loại quà rong rao bán khắp phố phường Hà Nội vào những năm 1907 - 1910, trải qua thời gian, Phở Hà Nội dần trở thành món ăn được ưa chuộng không chỉ với người dân thành thị mà dần lan tỏa tới nông thôn và các vùng miền khác trên cả nước. Với ý nghĩa đặc biệt đó, ngày 9/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2328/QĐ - BVHTTDL đưa “Phở Hà Nội” của thành phố Hà Nội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia: Tri thức dân gian.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái trao chứng nhận Lễ hội Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho cán bộ và nhân dân thành phố Bắc Giang.
Lễ hội Xương Giang trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
(Ngày Nay) - Tối ngày 14/2 (tức ngày 5 tháng Giêng), tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm Chiến thắng Xương Giang, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức khai mạc Lễ hội 597 năm Chiến thắng Xương Giang (1427- 2024) và công bố Lễ hội Xương Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tri thức canh tác hốc đá là di sản được trao truyền qua nhiều thế hệ.
Tri thức canh tác hốc đá - Sức sống mãnh liệt trên cao nguyên
(Ngày Nay) -  Để sản xuất nông nghiệp, người dân tại các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, chủ yếu bao gồm người Mông và một số nhóm người như Dao, Lô Lô, Cờ Lao, Pu Péo... đã tận dụng từng hốc đá để canh tác. Từ đó, kỹ thuật thổ canh hốc đá độc đáo của đồng bào đã hình thành, được duy trì qua nhiều thế hệ.
Người dân Đông Cứu miệt mài thêu thùa
"Dệt" di sản từ đường kim mũi chỉ
(Ngày Nay) - Nghề thêu thủ công truyền thống ở thôn Đông Cứu (xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được 7 năm. Với những người con Đông Cứu, thêu truyền thống không chỉ là một nghề mưu sinh mà còn là một nét đẹp văn hóa của xứ Đoài không thể đánh mất.
Nem Lai Vung nằm trong Top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam.
Nghề làm nem Lai Vung là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Theo đó, nghề thủ công truyền thống - nghề làm nem Lai Vung (xã Tân Thành và thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Lễ hội Dinh Thầy Thím
Lễ hội Dinh Thầy Thím
(Ngày Nay) -  Là một trong 5 lễ hội văn hóa tiêu biểu được chọn để phát triển du lịch tại Bình Thuận, Lễ hội Dinh Thầy Thím mang ý nghĩa lịch sử văn hóa quan trọng, là tập tục hun đúc nên bản sắc lâu đời của người dân.
Chợ tình Khâu Vai - Nét duyên tình nơi vùng cao Tây Bắc
Chợ tình Khâu Vai - Nét duyên tình nơi vùng cao Tây Bắc
(Ngày Nay) - Là phiên chợ đặc sắc nhất tại Hà Giang, chợ Khâu Vai không là nơi dành để giao thương, trao đổi các mặt hàng, nhu yếu phẩm mà là địa điểm để những đôi trai gái gặp gỡ, tâm tình theo truyền thống vốn có từ nhiều thế hệ.
Lễ hội diễn ra trên Tháp Bà Ponagar.
Thiêng liêng lễ hội tôn vinh Mẹ xứ sở Ponagar
(Ngày Nay) -  Nét đặc sắc của lễ hội Tháp bà Ponagar không chỉ nằm ở ý nghĩa cao quý, long trọng trong phong tục thờ cúng bà Mẹ xứ sở mà còn bởi lễ hội vẫn bảo lưu nhiều nghi lễ truyền thống cho thấy những nét đẹp của quá trình tiếp biến văn hóa giữa hai cộng đồng Chăm - Việt.
Về xứ Quảng nghe điệu hò Bả Trạo...
Về xứ Quảng nghe điệu hò Bả Trạo...
(Ngày Nay) -  Hò Bả Trạo là một loại dân ca nghi lễ của cư dân ven biển Trung Bộ, đặc biệt là khu vực từ Quảng Nam cho tới Bình Thuận. Ðây là một nghi thức gắn liền với chu kỳ đánh bắt thủy, hải sản và các dịp lễ truyền thống như lễ thanh minh, lễ ra nghề, lễ tế đình...
Các bậc cao niên tiến hành dâng hương tại Chùa Bà.
Đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 'Lễ hội Chùa Bà – Cảng thị Nước Mặn'
(Ngày Nay) - Ngày 19/2 (nhằm ngày 29 tháng Giêng năm Quý Mão), tại Chùa Bà, thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, UBND huyện Tuy Phước phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định long trọng tổ chức Lễ đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn.