Về xứ Quảng nghe điệu hò Bả Trạo...

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Hò Bả Trạo là một loại dân ca nghi lễ của cư dân ven biển Trung Bộ, đặc biệt là khu vực từ Quảng Nam cho tới Bình Thuận. Ðây là một nghi thức gắn liền với chu kỳ đánh bắt thủy, hải sản và các dịp lễ truyền thống như lễ thanh minh, lễ ra nghề, lễ tế đình...
Về xứ Quảng nghe điệu hò Bả Trạo... ảnh 1

Tính độc đáo thể hiện qua trang phục.

Hò Bả Trạo là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian mang đậm tính nghi lễ của cư dân vùng biển Trung Bộ. Diễn ra theo tục lệ hàng năm hoặc 3 năm một lần nhân dịp lễ tế cá Ông (lễ nghinh Ông) hoặc lễ đưa tang Ông (cá voi) và các lễ hội cầu mùa khác của ngư dân.

Hát Bả Trạo là hình thức hát kèm theo động tác múa, đạo cụ được sử dụng thường là mái chèo. Trong đó “bả” có nghĩa là nắm, “trạo” là mái chèo. Khi hát, người dân kết hợp lời ca, giai điệu với những động tác múa để thể hiện những sinh hoạt, lao động của ngư dân như chèo thuyền, kéo lưới hoặc đặc tả cảnh rước linh hồn các đức ông, đưa những người tử nạn ngoài khơi về nơi yên nghỉ.

Nội dung của hò Bả Trạo thường hướng tới cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu trời yên biển lặng, ngư dân được mùa thu hoạch, thể hiện bản sắc văn hóa đặc thù miền biển, sự đồng tâm đồng lòng tương thân tương ái của ngư dân miền biển, thể hiện phương ngữ,thổ ngữ đặc trưng vùng miền. Bên cạnh đó, hát Bả Trạo còn thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của cộng đồng ngư dân miền biển đối với cá Ông, loài cá thần đã giúp đỡ ngư dân vượt qua sóng gió, những tai ương trên biển.

Thành viên của đội hát Bả Trạo thường bao gồm Tổng Mũi, Tổng Khoang và Tổng Lái cùng khoảng hơn chục con trạo. Tổng Lái thông thường mặc lễ phục cổ truyền áo dài đen, quần dài trắng, khăn đóng đen. Tổng Mũi cũng ăn mặc giống như Tổng Lái, nhưng cũng có khi Tổng Mũi mặc một bộ đồ màu sắc rực rỡ như một diễn viên tuồng, tay cầm cặp sênh điều khiển.

Về xứ Quảng nghe điệu hò Bả Trạo... ảnh 2

Biểu diễn hò Bả Trạo trên bờ biển.

Còn Tổng Khoang mặc áo ba màu, quần ngắn, tay cầm gàu tát nước. Những người tham gia còn lại lập thành đội chèo. Tùy từng địa phương, mỗi đội chèo thường có từ 12 đến 16 người, cũng có khi lên đến 18 hoặc tối đa là 20 người và đặc biệt là số người tham gia đội chèo bao giờ cũng là số chẵn để cho cân xứng và trình diễn dễ dàng. Các con trạo mặc áo trắng, quần trắng (có quấn xà cạp) đầu chít khăn, lưng thắt vải đỏ, chân đi đất, tay cầm mái chèo dài 1m20, sơn đen trắng.

Nghệ thuật trình diễn và hát Bả Trạo là sự phối hợp nhịp nhàng giữa âm nhạc, lời ca và động tác trình diễn của Tổng Mũi, Tổng Khoang và Tổng Lái cùng đám bạn chèo dưới sự điều khiển thống nhất của Tổng Mũi.

Có thể nói người Việt Nam nói chung, cư dân ven biển nói riêng còn bảo lưu được khá đậm yếu tố văn hóa cội nguồn từ tín ngưỡng tục thờ cá Ông trong hội hát Bả Trạo. Suốt quá trình tồn tại và phát triển, họ đã sáng tạo cho mình những giá trị văn hóa phi vật thể luôn phù hợp với mọi điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, đó là: các thế ứng xử, lối sống, phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo tín ngưỡng... mang đậm sắc thái đặc trưng của văn hóa vùng, miền.

Nội dung bài hát, bổn chèo cổ, bản hò ở mỗi nơi có sửa đổi, thêm bớt khác nhau theo ngôn ngữ, điều kiện sống và sinh hoạt. Tuy nhiên nó vẫn giữ được nét đặc sắc chung, tâm linh của hát Bả Trạo.

Về xứ Quảng nghe điệu hò Bả Trạo... ảnh 3

Điệu hò phản ánh nếp sống của người dân vùng sông nước.

Thời lượng trình diễn vở tuồng hát múa Bả Trạo khoảng 70 phút. Ngoài ý nghĩa biểu dương công đức cũng như tỏ lòng thương tiếc của ngư dân đối với Nam Hải Thần Ngư (cá Ông), nghệ thuật hát múa Bả Trạo còn mang một nội dung khác không kém phần quan trọng, là dịp thể hiện những tâm tư, tình cảm của ngư dân trước cuộc sống đầy thách thức của biển cả mênh mông. Hay nói cách khác, hát múa Bả Trạo nhằm phản ánh ước vọng một cuộc sống an lành, no đủ cho cộng đồng cư dân miền biển.

Hội tụ bản sắc dân gian độc đáo, phản ánh sự đa dạng, sức sống lâu bền trong cộng đồng dân cư, nghệ thuật diễn xướng hát múa Bả Trạo tại khu vực Quảng Nam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 9/2013.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.