Thiêng liêng lễ hội tôn vinh Mẹ xứ sở Ponagar

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Nét đặc sắc của lễ hội Tháp bà Ponagar không chỉ nằm ở ý nghĩa cao quý, long trọng trong phong tục thờ cúng bà Mẹ xứ sở mà còn bởi lễ hội vẫn bảo lưu nhiều nghi lễ truyền thống cho thấy những nét đẹp của quá trình tiếp biến văn hóa giữa hai cộng đồng Chăm - Việt.
Lễ hội diễn ra trên Tháp Bà Ponagar.
Lễ hội diễn ra trên Tháp Bà Ponagar.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar hay còn gọi là Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu, Lễ vía Bà diễn ra hàng năm tại di tích lịch sử-văn hóa quốc gia Tháp Bà Ponagar, trên đồi Cù Lao, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ bà Mẹ xứ sở Ponagar, cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình yên.

Nữ thần Ponagar là Mẹ xứ sở của người Chăm, có tên gọi đầy đủ là Yang Pô Inư Nagar. Vốn mang trong mình tâm thức thờ Mẫu, khi người Việt vào sinh sống ở vùng đất Khánh Hòa (khoảng năm 1653) tín ngưỡng này đã được tiếp biến văn hóa và nữ thần Ponagar được tôn vinh trong một tên gọi mới là Thiên Y A Na Thánh Mẫu.

Theo đó, các truyền thuyết về Thiên Y A Na Thánh Mẫu đã được ông Phan Thanh Giản, một vị quan Thượng thư bộ Lễ dưới triều Nguyễn ghi chép, tổng hợp, biên soạn và cho khắc bia dựng vào năm 1856 ở tại di tích Tháp Bà Ponagar. Các vua triều Nguyễn cũng sắc phong cho Thiên Y Thánh Mẫu là Thượng đẳng thần.

Thiêng liêng lễ hội tôn vinh Mẹ xứ sở Ponagar ảnh 1

Theo Ban Quản lý khu di tích tháp Bà Ponagar, lễ hội diễn ra hàng năm từ ngày 20 - 23/3 âm lịch. Trong lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc trưng của tục thờ Mẫu và đã trở thành nơi hội tụ của các tộc người Kinh, Chăm, Raglai và các cộng đồng tộc người ở miền Trung và Tây Nguyên. Lễ hội được diễn ra với rất nhiều nghi thức truyền thống như: Lễ thay y Mẫu; lễ thả hoa đăng trên sông Cái; nghi thức rước kiệu từ tháp Bà đi qua các tuyến đường trong khu dân cư; lễ cầu Quốc thái dân an; lễ khai mạc; lễ cúng Ngọ; lễ dâng hương Mẫu; lễ tế cổ truyền; lễ khai diên và lễ tôn vương. Những nghi lễ, vật phẩm thờ cúng, trang phục truyền thống, điệu múa bóng, vở tuồng cổ… được tái hiện trong lễ hội đã đáp ứng được nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của Nhân dân.

Ngoài người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận tham gia lễ hội, còn có sự tham gia của người Kinh và một số dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh, thành thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên-Huế ...

Bên cạnh đó, múa bóng là một hoạt động đặc sắc trong lễ hội Tháp Bà. Nghệ thuật Múa bóng là loại hình nghệ thuật dân gian rất gần với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Tín ngưỡng này khi đến vùng đất Khánh Hòa đã có sự giao thoa với tín ngưỡng thờ Mẹ xứ sở của người Chăm, từ đó tạo sự đồng điệu trong âm nhạc, văn hóa. Đây là một trong những hình thức thể hiện sự tôn vinh, thành tâm của người dân đối với ân đức, công lao của Mẫu.

Thiêng liêng lễ hội tôn vinh Mẹ xứ sở Ponagar ảnh 2

Người dân địa phương nô nức trẩy hội Lễ vía Bà.

Mô tả về múa bóng, tác giả Quách Tấn từng viết trong cuốn Xứ trầm hương rằng: “Người múa toàn là con gái. Áo xiêm rực rỡ; đầu đội, người cỗ hoa tươi, kẻ đèn lồng ngũ sắc. Đèn và hoa chồng cao như ngọn tháp. Vũ nữ múa theo tiếng đàn, nhịp trống, nhịp nhàng dưới ánh đuốc. Họ múa rất khéo và rất tài, đôi tay, đôi chân luôn cử động, vừa dẻo vừa mềm, mà đầu và thân cũng luôn ngửa nghiêng uốn éo theo bước chân, nhịp tay, rộn ràng đều đặn. Thế mà đèn và hoa đội trên đầu, không vịn, không đỡ mà vẫn không hề lay, không hề dịch, dường như có những bàn tay vô hình nâng đỡ. Cảnh tượng vô cùng ngoạn mục”.

Múa bóng được người Chăm thực hành vào các ngày vía, ngày vọng (tức mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng). Những ngày đó, họ tập trung dưới chân tháp Bà để múa, chỉ đến ngày vía Bà (từ 20 - 23/3 âm lịch) mới lên tháp để biểu diễn. Cách thức múa bóng thường theo quy trình gồm: Các vũ công múa hoa linh, múa dâng ngũ quả, múa tấu cổ để hầu Mẫu, ca ngợi công đức của Mẫu; cô vào ngồi đồng để các thánh thần hiển linh nhập xác, rồi cô múa bóng thể hiện những uy quyền, tính cách của các vị thánh thần, tiếp đến cô phán lời thánh, phát lộc Mẫu; sau đó, các đoàn đi vào múa bóng để hầu các thần theo thứ tự từ cao đến thấp.

Có thể nói, khu di tích tháp Bà ở Nha Trang, nơi diễn ra lễ hội Tháp Bà hàng năm, chính là điểm hội tụ các giá trị truyền thống của quá trình giao lưu văn hóa Chăm-Việt trong lịch sử. Mỗi dịp lễ hội là một cơ hội để bà con trở về với cội nguồn, giáo dục thế hệ trẻ biết sống có đạo lý, góp phần bồi đắp những truyền thống văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ. Lễ hội là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, góp phần làm nên các yếu tố cố kết cộng đồng của các dân tộc Việt Nam trên dải đất miền Trung.

Với những giá trị nổi bật, Tháp Bà Ponagar Nha Trang đã được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1979. Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2012.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.