Di tích cấp Quốc gia ở Hà Nội ‘kêu cứu’ vì bị xâm phạm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nằm tại địa bàn phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội), khu nhà thờ dòng họ Nguyễn Khả vốn là một di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia được Bộ Văn hoá-Thông tin cấp chứng nhận vào năm 1995. Thời gian gần đây, một hộ dân sinh sống bên cạnh trong quá trình xây dựng đã có hành vi lấn chiếm, xâm phạm nghiêm trọng; gây ảnh hưởng không nhỏ đến khu di tích.
Di tích cấp Quốc gia ở Hà Nội ‘kêu cứu’ vì bị xâm phạm

Dở dang công tác trùng tu 

Được biết, Khu nhà thờ họ Nguyễn Khả ( đường Hộ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) gắn liền với tên tuổi Danh nhân văn hóa - Tiến sĩ Liêm Quận Công Nguyễn Khả Trạc, tức cụ Nguyễn Văn Trạc (Khả là do vua ban mà có) – người đã có công lớn trong việc hình thành nên làng Mai Dịch xưa (nay là phường Mai Dịch). Khu nhà thờ được xây dựng với kiến trúc cổ, đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa từ những năm 1995. 

Về lịch sử hình thành nên làng Mai Dịch xưa, trong tất cả các tài liệu hiện còn lưu lại đến nay đều có thể hiện rất rõ công lao lớn của cụ Nguyễn Khả Trạc. Cụ thể, làng Mai Dịch vốn có gốc gác và được sinh ra từ làng Dịch Vọng Hậu,  nơi có nghề cốm cổ truyền hay còn gọi là Làng Vòng.

Vào thời Lê, tại khu vực đầu Sở Dịch Vọng có đặt một trạm làm nơi nghỉ chân của các quan thời bấy giờ và cũng là nơi mà các phu dịch chuyển tiếp nhận công văn giấy tờ trên con đường Thiên Lý ở phía Tây về kinh đô Thăng Long (nay là Quốc lộ 32); những người dân ở làng Dịch Vọng Hậu và làng Dịch Vọng Trung thời ấy thường hay lên đây buôn bán, rồi từ đó khai đất mở mang để sinh sống tại khu vực này rồi lập nên làng Mai Dịch.

Tuy được thành lập muộn hơn so với làng Dịch Vọng Hậu, hay làng Dịch Vọng Trung nhưng làng Mai Dịch thời xưa đã rất nổi tiếng với truyền thống hiếu học của con cháu dòng họ Nguyễn Khả. Vào năm Tân Mùi hiệu Đức Long đời vua Lê Thần Tông (1631), làng Mai Dịch có cụ Nguyễn Văn Trạc đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ sau làm quan cho 4 đời vua Lê làm đến chức Công bộ thượng thư tước hầu. Cụ là người có công lớn trong việc lập nên làng Mai Dịch xưa, làm rạng rỡ thanh danh và để lại tiếng thơm muôn đời cho làng. Đây cũng chính là Tiến sĩ Liêm Quận Công Nguyễn Khả Trạc (chữ ‘Khả’ do vua ban), người được thờ phụng trong Khu Nhà thờ dòng họ Nguyễn Khả - Di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng ngày nay.

Khu nhà thờ này có tên gọi đúng là ‘Nhà thờ Tiến sĩ Liêm quận công Nguyễn Khả Trạc’ ở tại địa chỉ xóm Thị (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy). Việc khu nhà thờ dòng họ Nguyễn Khả được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá đã xếp hạng là một vinh dự lớn lao không chỉ của riêng dòng họ Nguyễn Khả, mà còn là của cả phường Mai Dịch cũng như của quận Cầu Giấy.

Do được xây dựng đã lâu đời, khu nhà thờ dòng họ Nguyễn Khả qua thời gian đã từng bị xuống cấp nghiêm trọng; năm 2016, Nhà thờ Tiến sĩ Liêm quận công Nguyễn Khả Trạc đã được Nhà nước đầu tư hơn 17 tỷ đồng để cải tạo, trung tu; dự kiến hoàn thành vào quý III năm 2017. Công trình này vào thời điểm đó cũng đã được UBND quận Cầu Giấy đặt tên là Công trình kỷ niệm 20 năm thành lập Quận. Tuy rằng kế hoạch là vậy, thế nhưng đã gần 4 năm trôi qua, công trình tu bổ di tích khu nhà thờ dòng họ Nguyễn Khả hiện vẫn còn nhiều ngổn ngang, dang dở, chưa được thi công hoàn thành. 

Di tích cấp Quốc gia ở Hà Nội ‘kêu cứu’ vì bị xâm phạm ảnh 1

Việc xây dựng của các hộ dân xung quanh nhà thờ dòng họ Nguyễn Khả bị phản ánh là xâm lấn vào phần diện tích của Di tích đã được xếp hạng 

Quá trình ghi nhận thực tế, PV Ngày Nay ghi nhận được hiện trạng, một số hạng mục tại khu di tích này sau nhiều năm vẫn đang được thi công dang dở. Cụ thể là phần cổng ngõ dẫn vào khu nhà thờ hiện vẫn đang trong tình trạng cũ kỹ, phần cổng vào di tích hiện vẫn chưa được xây dựng. Hiện tại, lối dẫn vào khu di tích chỉ là một khoảng trống hẹp giữa hai bức tường gạch bong tróc, nham nhở của nhà dân ở bên cạnh mà thôi.

Trao đổi với PV Ngày Nay, ông Nguyễn Khả Minh – Trưởng họ đời thứ 18 thay mặt họ Nguyễn Khả cho biết, việc tu bổ, sửa chữa công trình nhà thờ cụ Nguyễn Khả là điều rất cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của dòng họ Nguyễn Khả nói riêng và của nhân dân sinh sống trên địa bàn nói chung. Việc tu bổ di tích khỏi xuống cấp cũng là để công tác bảo tồn được thực hiện tốt hơn.

Tuy nhiên, điều khiến ông Minh và con cháu dòng họ Nguyễn Khả băn khoăn, trăn trở chính là việc khi triển khai tu tạo, UBND quận Cầu Giấy đã cho phá cổng cũ đi rồi nhưng hiện nay chưa phục hồi nguyên trạng khu vực cổng vào này như hiện trạng vốn có trước khi thực hiện sửa chữa, tu bổ di tích.

Mặc dù được tiến hành khởi công từ quý III năm 2016, dự kiến hoàn thành quý III năm 2017 nhưng đã tròn 4 năm trôi qua, công trình sửa chữa, tu bổ di tích Khu nhà thờ dòng họ Nguyễn Khả hiện vẫn còn đang dang dở, chưa được thi công hoàn thiện xong. Ông Minh cho rằng, việc trùng tu, tôn tạo di tích được làm theo kiểu ‘nửa vời’ như vậy, liệu có cho thấy sự ‘thiếu quan tâm’ UBND quận Cầu Giấy đối với các di tích lịch sử văn hoá đã được xếp hạng hay không?

Khi di tích ‘kêu cứu’…

Cũng theo ông Nguyễn Khả Minh, hiện tại Khu nhà thờ dòng họ Nguyễn Khả còn đang bị một hộ dân sống ngay bên cạnh lấn chiếm một cách ‘không thương tiếc’. Theo đó, mặc diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích Nhà thờ Tiến sĩ Liêm quận công Nguyễn Khả Trạc là 937 mét vuông; thế nhưng tại thời điểm hiện tại, toàn bộ diện tích khu di tích chỉ còn lại 800 mét vuông, điều này chính là hậu quả của việc di tích lịch sử văn hoá này bị các hộ gia đình xung quanh lấn chiếm, xâm phạm.

Đáng chú ý, phải kể đến trường hợp của hộ gia đình bà Đoàn Thị Hiền (số nhà 22, ngõ 39 Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy). Theo phản ánh của những người con cháu dòng họ Nguyễn Khả thì gia đình bà Hiền vốn sinh sống ngay sát bên cạnh di tích Khu Nhà thờ cụ Nguyễn Khả Trạc, trong suốt nhiều năm nay, gia đình bà này đã có dấu hiệu thực hiện hành vi lấn chiếm, xâm phạm di tích. Đỉnh điểm là thời gian gần đây, gia đình bà Hiền ngang nhiên cho dựng một bức tường bằng vật liệu tôn trên phần diện tích đất thuộc di tích.

 Mặc dù, phía dòng họ Nguyễn Khả đã rất nhiều lần phản ánh sự việc, gửi nhiều đơn thi kiến nghị tới chính quyền phường Mai Dịch và quận Cầu Giấy, khẩn thiết đề nghị các cơ quan này vào cuộc xem xét, xử lý dứt diểm và ngăn chặn các hành vi xâm phạm di tích của gia đình bà Đoàn Thị Hiền; thế nhưng đáp lại chỉ là sự ‘im lặng’ đến khó hiều từ phía các cấp chính quyền địa phương.

Di tích cấp Quốc gia ở Hà Nội ‘kêu cứu’ vì bị xâm phạm ảnh 2

Tại nhà thờ dòng họ Nguyễn Khả hiện tại đang lưu giữ rất nhiều tài liệu quý hiếm và đã được thành phố Hà Nội công nhận vào năm 2018

Trong nội dung đơn phản ánh gửi tới các cơ quan chức năng có liên quan vào  ngày 16/4/2018, ông Nguyễn Khả Thị – Trưởng họ Nguyễn Khả đời thứ 17 có nêu rằng, phần diện tích đất thuộc khu di tích được thể hiện trên Bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích Nhà thờ cụ Nguyễn Khả Trạc là 937 mét vuông; trong đó phần diện tích đất nơi có có bức tường bao dài khoảng 15m (phần giáp danh giữa di tích với nhà bà Đoàn Thị Hiền) cũng nằm trong diện tích đất thuộc di tích. Thế nhưng trên thực tế hiện nay, phần đất thuộc di tích chỉ còn lại hơn 800 mét vuông – hụt mất khoảng 137 mét vuông so với diện tích đất  ban đầu. 

Cũng theo ông Nguyễn Khả Minh, tại các cuộc làm việc của UBND phường Mai Dịch với đại diện dòng họ Nguyễn Khả và gia đình bà Đoàn Thị Hiền vào ngày 9/10/2013 và ngày 3/1/2018 đã xác định phần diện tích đất nói trên thuộc diện tích đất khoanh vùng của di tích Khu Nhà thờ cụ Nguyễn Khả Trạc.

Thời điểm đó, phía dòng họ Nguyễn Khả cũng đã có ý kiến đề nghị UBND phường Mai Dịch cho phép bằng văn bản chỉ đạo con cháu dòng họ Nguyễn Khả được xây dựng tường bao để xác định ranh giới, và cũng đồng thời là để bảo vệ di tích, tránh việc di tích bị lấn chiếm, xâm phạm. Mặc dù vậy, lời đề nghị chính đáng này của con cháu dòng họ Nguyễn Khả một lần nữa chỉ nhận được sự im lặng từ phía UBND phường Mai Dịch. 

Về phần gia đình bà Đoàn Thị Hiền, ngoài dấu hiệu về việc lấn chiếm di tích khi tiến hành thi công dựng một ‘bức tường tôn’ dài hơn 8 mét trên phần đất vốn thuộc về di tích; trong quá trình xây dựng căn nhà được cho là một khu chung cư mini, bà Hiền còn cho xây phần ban công của khu nhà chiếm sang phần đất di tích nhằm để mở rộng diện tích.

Quá bức xúc trước những hành vi của gia đình bà Hiền, ông Nguyễn Khả Minh đại diện cho con cháu dòng họ Nguyễn Khả đã tiếp tục lgửi nhiều đơn thư kiến nghị tới UBND phường Mai Dịch và UBND quận Cầu Giấy, đề nghị các cơ quan này vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng di tích Khu nhà thờ cụ Nguyễn Khả Trạc bị xâm phạm và lấn chiếm.

“Khi phát hiện việc gia đình bà Hiền dựng dãy tôn dài 8 mét trên phần đất di tích, đại diện dòng họ chúng tôi cũng đã trình báo sự việc tới chính quyền địa phương. Tiếp nhận tin báo,  đồng chí Chủ tịch phường Mai Dịch đã có mặt tại hiện trường ghi nhận sự việc nhưng không hiểu vì lý do gì mà ông này không có động thái giải quyết cụ thế. Sự việc khi đó cũng không được UBND phường lập biên bản ghi nhận giữa các bên. Hiện tại, dãy tôn lấn chiếm của gia đình bà Hiền lên diện tích đất thuộc di tích vẫn còn đó. 

Là người trong dòng họ, làm nhiệm vụ trông nom di tích, tôi kính mong các cơ quan, ban ngành khẩn trương vào cuộc xử lým yêu cầu gia đình bà Hiền phá dỡ dãy tôn dựng trên đất lấn chiếm gây ảnh hưởng tới di tích. Mong chính quyền nhanh chóng vào cuộc cắm lại mốc giới diện tích đất của di tích; cũng như vào cuộc kiểm tra, xác minh và xử lý dứt điểm tình trạng trên để trả lại nguyên trạng diện tích đất cũng như cảnh quan môi trường cho di tích lịch sử nhà thờ họ Nguyễn Khả”, ông Nguyễn Khả Minh nói.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.