Di tích lịch sử Quốc gia bị 'xẻ thịt' để xây chùa ở Nghệ An

(Ngày Nay) - Đền Hữu tại làng Xuân Bảng, xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An là di tích lịch sử Quốc gia đã được xếp hạng từ lâu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngay trong khuôn viên của di tích này, một công trình được cho là chùa đang tiến hành xây dựng rầm rộ. Mặc dù sự việc đã được chỉ rõ là xâm phạm di tích quốc gia nhưng chính quyền địa phương dường như bỏ mặc cho sai phạm này?
Khuôn viên bảo vệ của Di tích Quốc gia Đền Hữu bị xâm phạm nghiêm trọng
Khuôn viên bảo vệ của Di tích Quốc gia Đền Hữu bị xâm phạm nghiêm trọng

Di tích Quốc gia bị xâm phạm

Đền Hữu tại làng Xuân Bảng, xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An là di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật Quốc gia theo Quyết định số 299/QĐ-BVHHTTDL ngày 22/1/2009 với diện tích được khoanh vùng bảo vệ là 8.382m2.

Năm 2017, di tích đã được điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ với tổng diện tích hơn  33.931m2. Ngày 01/4/2011UBND tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 1017/QĐ-UBND phê duyệt danh mục phân cấp quản lý di tích thắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giao UBND huyện Thanh Chương quản lý di tích đền Hữu.

Theo báo cáo số 4211/BC-UBND.NV ngày 20/11/2019 của UBND huyện Thanh Chương, Đền Hữu thuộc xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương được Bộ VH,TT&DL xếp hạng là Di tích Lịch sử - Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia năm 2009. Đền Hữu thờ Nguyễn Cảnh Hoan (1521-1576), nhân vật lịch sử thời Lê trung hưng. 

Hiện nay tại đền còn giữ được 3 toà thượng điện, trung điện và hạ điện cổ hơn 400 năm, 38 sắc phong do các triều đại phong kiến phong tặng, và rất nhiều cổ vật, di vật có giá trị. Đền cũng là một địa chỉ đỏ của phong trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh những năm 1930-1931.

Di tích lịch sử Quốc gia bị 'xẻ thịt' để xây chùa ở Nghệ An ảnh 1

Công trình kiên cố được cho là chùa Linh Sâm được xây dựng ngay trong khuôn viên của Di tích Quốc gia đền Hữu mặc cho sự phản đối quyết liệt từ phía con em dòng họ Nguyễn Cảnh 

Trong thời gian vừa qua cạnh Đền có dự án (chưa có giấy phép) xây dựng chùa mang tên chùa Linh Sâm đã xâm hại vào khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích của Đền Hữu.

Cụ thể diện tích đất di tích Đền bị xâm chiếm là 4.125m2, cây cối trên diện tích này đã bị chặt phá (trong đó có 5 cây mít cổ thụ), đất đai đã bị san ủi. Việc xâm hại này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan của Đền, vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn các di tích theo Luật di sản Văn hóa.

Trước sự việc trên nhân dân trong vùng và con cháu dòng họ Nguyễn Cảnh đã phản đối quyết liệt việc làm sai trái này và yêu cầu UBND xã Thanh Yên đình chỉ thi công.

Ngày 28/10/2019 UBND xã Thanh Yên đã có Thông báo số 42/TB-UBND thông báo đình chỉ thi công công trình chùa Linh Sâm. Nhưng thay vì đưa ra phương án xử lý công trình vi phạm do những yếu kém trong công tác quản lý gây ra, ngay lập tức UBND huyện Thanh Chương đã vội vã có Tờ trình số 291/TTr-UBND ngày 29/10/2019 xin phép điều chỉnh khu vực khoanh vùng bảo vệ đền Hữu.

Chính quyền tiếp tay để xâm phạm di tích?

Vào đầu tháng 8/2019, có một số người tổ chức khởi công xây dựng chùa Linh Sâm trên diện tích khoảng 6.000 m2, nằm chồng lấn lên toàn bộ diện tích đất đã được cơ quan có thẩm quyền khoanh vùng bảo vệ di tích. Việc thi công diễn ra công khai, rầm rộ, vị trí thi công cách trụ sở UBND xã Thanh Yên khoảng 1km. Phát hiện sự việc, đại diện dòng họ Nguyễn Cảnh cấp báo lên UBND xã Thanh Yên, nhưng phải đến ngày 28/10/2019 (gần 3 tháng sau thời điểm thi công), UBND xã Thanh Yên mới ra công văn đình chỉ.

Được biết, hiện trên diện tích đất nói trên, đã xây dựng 6 công trình và một cổng tam quan dở dang, vật liệu tập kết ngổn ngang, đất đai bị cày xới. Theo đơn của đại diện dòng họ Nguyễn Cảnh, những người làm chùa đã đào, chặt 6 gốc mít cổ thụ trong khuôn viên Đền Hữu. Việc khởi công xây dựng nói trên được tiến hành khi không có các thủ tục pháp lý về đất đai (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và xây dựng (giấy phép xây dựng), việc vận chuyển vật liệu còn làm hư hỏng đường vào di tích Đền Hữu. 

Di tích lịch sử Quốc gia bị 'xẻ thịt' để xây chùa ở Nghệ An ảnh 2

Quyết định đình chỉ thi công được dán ngay tại công trình đang xây dựng 

Theo UBND huyện Thanh Chương, chùa Linh Sâm là ngôi chùa có từ xưa tại Núi Ó, xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương, đã bị phá dỡ, nền chùa cũ đã trở thành nghĩa địa. Trên cở sở đơn của phật tử và ý kiến của chính quyền địa phương, Ban Tôn giáo tỉnh Nghệ An đã chủ trì cuộc kiểm tra thực địa có một số sở, ngành liên quan tham gia (Sở TNMT, MTTQ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Công an tỉnh…; một số phòng, ngành cấp huyện (Nội vụ, TNMT, Công an huyện, Ban Dân vận Huyện ủy, MTTQ huyện); đại diện chính quyền và một số cán bộ liên quan của xã Thanh Yên. Từ đó, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5198/UBND-NC ngày 26/7/2019 chấp thuận chủ trương thành lập chùa Linh Sâm, với người đại diện của cơ sở tôn giáo là ông Vũ Đức Chính (Thích Thanh Nhiễu). Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Nghệ An đã có Quyết định số 95 ngày 22/8/2019 về việc thành lập Chùa Linh Sâm.             

Trước đó, UBND xã Thanh Yên đã đề xuất vị trí xây dựng chùa tại khu đất nằm cạnh khu đất khoanh vùng bảo vệ di tích Đền Hữu. Theo báo cáo của UBND xã Thanh Yên thì đây là khu đất do UBND xã quản lý. Khu đất thuộc tờ bản đồ số 05, thửa đất số 163, diện tích khoảng trên 3.900 m2, theo bản đồ địa chính đo đạc năm 2014 xã Thanh Yên. Trong lúc các sở ngành đang kiểm tra, khảo sát vị trí đất để tham mưu cho UBND tỉnh thì chủ đầu tư đã triển khai xây dựng chùa ngay tại khu vực này.

Di tích lịch sử Quốc gia bị 'xẻ thịt' để xây chùa ở Nghệ An ảnh 3

Khuôn viên di tích đền Hữu trở nên nham nhở bởi việc xây dựng trái phép của công trình được cho là xây dựng chùa Linh Sâm 

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Cảnh Điền - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Yên - cho biết: Để chùa Linh Sâm xây chồng lấn lên vùng II khu vực bảo vệ di tích quốc gia Đền Hữu, do địa chính xã không có bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích đền Hữu nên đã chỉ sai cho chủ đầu tư”. Như vậy có thể thấy cán bộ địa chính xã Thanh Yên đã trực tiếp chỉ đất cho nhà đầu tư. 

Theo phản ánh của người dân, trước thời điểm xây dựng chùa nhiều tháng, ông Lê Hồng Long - Chủ tịch UBND xã Thanh Yên (nay là Bí thư Đảng ủy xã) đã trực tiếp về họp dân xóm Yên Quang, tuyên truyền về việc thành lập chùa. Ngày khởi công xây chùa, ông Long và nhiều cán bộ địa phương cũng có mặt, tham gia lễ cúng.  

Đến khi có phản ánh, phản ứng của người dân, dòng họ Nguyễn Cảnh, UBND xã Thanh Yên đã rất chậm trễ, để cho thi công gần 3 tháng rồi mới ra quyết định đình chỉ.   

Theo Phòng Quản lý di sản - Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An, việc xây chùa Linh Sâm trên đất di tích Đền Hữu là vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa.

Ngày Nay sẽ tiếp tục thông tin vụ việc này!

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.