Điểm danh những quốc gia có phong tục uống kỳ lạ nhất thế giới

Mỗi quốc gia lại có một phong tục uống khác nhau, nếu không chú ý và "nhập gia tùy tục" thì du khách có thể sẽ bị hiểu nhầm là người bất lịch sự.
Điểm danh những quốc gia có phong tục uống kỳ lạ nhất thế giới

Infographic về các phong tục uống trên thế giới:

Nhật Bản

Ở Nhật nếu chỉ đổ rượu cho mỗi cốc của mình bị cho là bất lịch sự. Bên cạnh đó, khi nhấp ngụm rượu thì bạn nên ngoảnh mặt sang bên cạnh bởi đó là hành động tôn trọng “bạn” uống.

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, khi nâng cốc chúc mừng người lớn tuổi sẽ cầm cốc cao hơn người ít tuổi. Ngoài ra, tất cả cốc chai luôn được đặt trên bàn để biết chắc đồ uống đã hết.

Nga

Ở nước Nga, uống rượu thường đi kèm với một lời chúc dài hay một câu chuyện vui. Những chai, cốc hoặc ly đã uống hết phải được đặt dưới gầm bàn, không được phép để trên mặt bàn nữa.

Điểm danh những quốc gia có phong tục uống kỳ lạ nhất thế giới - anh 1

Australia

Khi đi uống với bạn bè ở Australia, nếu không khao mọi người một chầu bạn sẽ bị coi là người thiếu lịch sự, đồng thời lúc nâng cốc mọi người đều phải hô to.

Anh

Tục "nâng cốc chúc mừng" xuất hiện ở Anh từ thế kỷ thứ 17. Đặc biệt, người dân thường uống rượu vang kèm với bánh mì tẩm gia vị để làm tăng thêm hương thơm đồng thời giảm tính axit trong rượu.

Pháp

Người Pháp uống rất giữ thể diện và tôn trọng phép lịch sự. Phụ nữ luôn được phục vụ trước, còn cốc hay ly rượu chỉ được rót đầy một nửa. Nếu bạn chỉ rót rượu cho bản thân mình trong bữa ăn sẽ bị coi là người khiếm nhã.

Tây Ban Nha

Tại Tây Ban Nha, người ta tin rằng nếu như cụng ly với người khác bằng một cốc nước thì sau đó sẽ phải chịu 7 năm không được "thăng hoa" trong tình yêu. Ly cuối cùng của bữa tối được gọi là "penultima" trong tiếng Tây Ban Nha, còn ly rượu cuối cùng của cuộc đời lại được gọi là "ultima".
Điểm danh những quốc gia có phong tục uống kỳ lạ nhất thế giới - anh 2

Italy

Người Italy chỉ uống rượu hoặc nước trong các bữa ăn, còn các loại đồ uống như bia hay soda thì đều không được phép.

Bồ Đào Nha

Để mở chai rượu vang mà không làm vỡ nút bần và hỏng rượu, người Bồ Đào Nha đã sáng tạo ra một cách mở là dùng kìm gắp nóng đỏ và đá lạnh.

Đức

Đêm trước ngày cưới phù rể sẽ bắt cóc cô dâu sau đó đưa đến quán rượu. Chú rể sẽ là người đi tìm đám bạn cùng phù rể đó, mời và uống cùng mọi người một chầu để "cướp" lại cô dâu.

Hà Lan

Người Hà Lan có tục uống whisky rất kỳ lạ gọi là "head butt": người uống sẽ không dùng tay, chỉ được phép cúi người xuống nhấp một ngụm trước khi thẳng lưng uống hết ly.

Cộng hòa Czech

Hành động nâng cốc chúc mừng rất quan trọng trong khi uống ở Cộng hòa Czech. Nếu không nhìn vào mắt nhau khi uống hay uống giao bôi với nhau sẽ bị chịu lời nguyền 7 năm không được "ân ái" mặn nồng.

Georgia

Trong văn hóa của người Georgia, việc nâng cốc chúc mừng là điều rất đặc biệt. Người Georgia thường có tục chúc mừng 20-30 lần trong một bữa ăn, kể cả những ai không phải người Georgia cũng nên làm vậy khi ăn cùng họ.

Hungary

Năm 1848 có13 chiến sĩ cách mạng người Hungary đã tiên phong và hy sinh trong cuộc nổi dậy chống lại nước Áo. Người Hungary tưởng nhớ đến họ bằng cách chạm cốc khi uống.

Iceland

Điểm danh những quốc gia có phong tục uống kỳ lạ nhất thế giới - anh 3

Người Iceland rất thích uống rượu bia, họ có tận hai kỳ lễ để tôn vinh những đồ uống có cồn.1/3 là ngày "Beer Day" (ngày uống bia) và Verslunarmannahelgi trong tháng 8 là ngày lễ vào dịp cuối tuần lớn nhất trong năm cho những người say mê bia rượu.

Ukraine

Trong đám cưới của người Ukraine, cô dâu sẽ luôn phải giữ để không bị cướp mất giày. Vì nếu giày bị mất thì các vị khách sẽ ném giày quanh phòng và phải uống rượu bằng chính chiếc giày đó.

Kazakhstan

Kumis, được làm từ sữa ngựa, là thức uống quốc gia của Kazakhstan. Nếu sau bữa ăn mà vẫn còn thừa đồ uống thì lượng kumis đó sẽ được đổ trở lại bình đựng vì người Kazakhstan không muốn lãng phí một chút kumis nào.

Nigeria

Ở Nigeria, chỉ khi cả cô dâu và chú rể cùng cụng ly uống rượu cọ, một loại rượu truyền thống, thì họ mới chính thức là vợ chồng.

Peru

Ở Peru, bạn bè thường chia nhau uống bia trong cùng một cốc. Họ sẽ thay nhau rót rồi uống cạn trước khi chuyển cốc cho người tiếp theo.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.