Điểm mặt di sản phi vật thể mới được UNESCO vinh danh

Bên cạnh dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam, hàng loạt hoạt động văn hóa và loại hình nghệ thuật của thế giới đã được công nhận di sản. Xin được giới thiệu với độc giả một số các di sản đặc sắc nhất trong số này.
Điểm mặt di sản phi vật thể mới được UNESCO vinh danh

1. Ca khúc dân ca Arirang của Triều Tiên, Hàn Quốc

Arirang là một bài dân ca phổ biến ở Triều Tiên và Hàn Quốc. Những người bạn, các gia đình và cả cộng đồng cùng nhau hát ca khúc này, tại các sự kiện chung hoặc các lễ hội. Ca khúc được lưu truyền lại theo phương thức truyền khẩu và tới nay đã tồn tại dưới nhiều hình thức truyền thống khác nhau.

Các bài hát Arirang thường có giai điệu nhẹ nhàng, với nội dung nói về sự chia ly, đoàn tụ, về nỗi buồn, niềm vui và sự hạnh phúc. Bài hát này củng cố các mối quan hệ xã hội, đề cao sự tôn trọng lẫn nhau và sự phát triển xã hội trong an lành.

Điểm mặt di sản phi vật thể mới được UNESCO vinh danh - anh 1

Làm bánh mỳ dẹt lavash của người Armenia

2. Truyền thống xông hơi sauna ở Estonia

Truyền thống xông hơi là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật ở cộng đồng Voro tại Estonia. Truyền thống này gồm các nghi thức tắm, kỹ thuật làm chổi tắm, xây và sửa phòng xông hơi, kỹ thuật hun khói thịt trong phòng xông hơi.
Hoạt động xông hơi thường diễn ra vào các ngày thứ Bảy, nhưng còn được thực hiện vào các lễ hội lớn và các sự kiện gia đình, giúp tâm hồn và thể xác những người tham gia được thư thái.

3. Truyền thống làm đồ đồng ở Jandiala Guru, Punjab, Ấn Độ

Kỹ thuật làm đồ gia dụng thủ công của những người Thatheras ở Jandiala Guru rất độc đáo. Tiến trình bắt đầu bằng việc tạo ra các "bánh" kim loại được cán mỏng. Từ đây, người ta bắt đầu dùng búa để tạo hình chúng thành những chiếc chậu, nồi và bình. Cuối cùng người ta dùng cát, nước me và axít loãng để đánh bóng sản phẩm.
Các món đồ được tạo ra có thể sử dụng cho sinh hoạt hoặc phục vụ các nghi lễ mang màu sắc tôn giáo. Các kỹ thuật chế tạo đồ đồng chỉ được truyền khẩu trong cộng đồng, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

4. Kỹ thuật làm giấy thủ công Washi, Nhật Bản

Hoạt động làm giấy Washi bằng các phương pháp thủ công được thực hiện ở 3 cộng đồng tại Nhật Bản. Giấy được làm từ vỏ cây dâu tằm, được dùng để làm sách và viết lách. Giấy này còn được dùng để làm các vách ngăn chia phòng và cửa trượt.

Các gia đình làm giấy thủ công sẽ hoạt động dưới sự giám sát của các nghệ nhân, những người đã được cha mẹ truyền lại cho kỹ thuật làm giấy. 3 cộng đồng kể trên đóng vai trò quan trọng, giúp nghề làm giấy Washi tiếp tục trường tồn.

5. Nghệ thuật Dombra Kuy, Kazakhstan

Nghệ thuật Dombra Kuy có liên quan tới hoạt động trình diễn đơn trên cây đàn truyền thống của người Kazakhstan. Âm nhạc tạo ra từ tiếng đàn có mục đích kết nối người dân với truyền thống và cội rễ lịch sử của dân tộc.
Hoạt động trình diễn nghệ thuật Dombra Kuy được thực hiện tại các gia đình, các buổi tụ họp của cộng đồng. Song hành với âm nhạc thường là các câu chuyện, kể về các huyền thoại dân gian. Nghệ thuật này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tính kết nối cộng đồng của người dân Kazakhstan.

6. Hoạt động chuẩn bị và làm bánh mỳ lavash ở Armenia

Lavash là một dạng bánh mỳ dẹt truyền thống, gắn bó rất chặt với ẩm thực Armenia. Việc chuẩn bị loại bánh này đòi hỏi nhiều công sức, sự phối hợp và kỹ năng tốt của những người làm bánh. Nó giúp tăng cường sự kết nối trong gia đình, cộng đồng và xã hội.
Thông thường tại Armenia, phụ nữ sẽ cùng nhau làm và nướng bánh lavash. Bánh thường được ăn cùng phô mai, rau xanh và thịt. Lavash có vai trò quan trọng về mặt nghi thức trong các đám cưới, tại đó bánh được đặt lên vai cặp vợ chồng mới kết hôn, biểu tượng cho khả năng sinh đẻ và sự phồn thịnh.

>>> Xem thêm:

1. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại

2. Những phong tục làm đẹp cá biệt của phụ nữ Việt thời xưa

3. Chuyện chưa kể về “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa”

Theo Thể thao & Văn hóa

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.