Diễn biến khác thường áp thấp nhiệt đới sắp mạnh bão trên biển Đông

Đến thời điểm này, cơ quan dự báo của Việt Nam chưa nhận định cơn bão- do áp thấp nhiệt đới mạnh lên sẽ đổ bộ vào đất liền hay không, thậm chí có khả năng tồn tại lâu trên biển và có thể đi dịch ra ngoài.
Ban chỉ đạo Trương về Phòng chống thiên tai lưu ý về đợt mưa lớn ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên do áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão số 5 trong thời gian tới.
Ban chỉ đạo Trương về Phòng chống thiên tai lưu ý về đợt mưa lớn ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên do áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão số 5 trong thời gian tới.

Ban chỉ đạo Trương về Phòng chống thiên tai lưu ý về đợt mưa lớn ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên do áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão số 5 trong thời gian tới.

Sáng 1/9, tại cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, ông Trần Quang Năng, Trưởng Phòng dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) cho biết, khoảng 7 giờ sáng nay (1/9), áp thấp nhiệt đới quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km về phía Đông Đông Bắc, với sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.

Theo dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 7 giờ ngày 2/9, bão cách đảo Hải Nam khoảng 140km về phía Đông, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Tuy nhiên, lưu ý về cơn bão này, ông Năng cho biết: Đây là cơn bão diễn biến phức tạp và các đài dự báo quốc tế cũng có nhận định khác nhau.

“Đến thời điểm này chúng tôi chưa nhận định cơn bão này đổ bộ vào đất liền, nó có khả năng tồn tại lâu trên biển, có thể đi dịch ra ngoài”, ông Năng lưu ý.

Theo ông Năng, cơn bão này sẽ gây một đợt mưa rất lớn cho các tỉnh Trung bộ từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên. Mưa sẽ gia tăng từ ngày 2/9 đến 5-6/9. Trong đó, từ nay đến ngay 4/9, mưa sẽ tập trung ở Bắc Trung bộ, sau đó sẽ chuyển dần về phía Nam.

Lượng mưa trong đợt từ 300-500mm. Riêng các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị, có nơi vượt quá ngưỡng này trong cả đợt. Khoảng thời điểm vào sát, khoảng 3-4, Tây Nguyên và Nam bộ sẽ có mưa lớn, như Kon Tum, Gia Lai…

Ở các tỉnh miền Bắc, mưa sẽ nốt trong ngày hôm nay và ngày mai. Khi áp thấp nhiệt đới chuyển thành bão, thời tiết Bắc bộ sẽ tốt hơn, hết mưa.

Trong khi đó, theo Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các địa phương từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa hiện 80% số tàu neo đậu tại bến do bão số 4. Hiện có khoảng 6.121 tàu/30.926 người đang hoạt động trên biển và nắm được thông tin về áp thấp nhiệt đới.

Tuy nhiên, riêng Quảng Trị hiện có 36/239 lao động đăng ký hoạt động ở khu vực Cồn Cỏ và vịnh Bắc bộ đến sáng nay vẫn chưa liên lạc được. Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đang chỉ đạo Biên phòng Quảng Trì liên hệ với gia đình để xác minh.

Ngoài ra, hiện các lực lượng biên phòng từ Quảng Ninh đến Khánh Hóa cũng đang hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do mưa lũ của bão số 4. Tiếp tục kiểm soát, kiểm đếm không giải quyết ra biển trong thời gian này.

Tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Phòng chống thiên tai, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, áp thấp nhiệt đới khả năng hình thành bão trong bối cảnh phức tạp, nhất vừa sau bão số 4.

Ông Hoài đề nghị cơ quan dự báo theo dõi và có thông tin dự báo, cảnh báo kịp thời cho ban chỉ đạo, các địa phương và người dân nắm rõ.

Diễn biến khác thường áp thấp nhiệt đới sắp mạnh bão trên biển Đông ảnh 1

Nhận định đường đi của áp thấp nhiệt đới (khả năng mạnh thành bão) của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia

“Hiện các mô hình dự báo cũng chưa thống nhất, chúng tôi băn khoăn đường đi của bão do Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia so với dự báo của các đài quốc tế. Do vậy, cơ quan dự báo cần thống nhất để đưa tin cộng đồng”, ông Hoài nói.

Cũng theo ông Hoài, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão đợt này, có khả năng gây mưa rất lớn ở Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ.

Do vậy, các địa phương lưu ý tiếp tục cảnh báo tình hình thời tiết trên biển, đặc biệt là khách du lịch, người dân trên lồng bè, tàu vận tải. Tùy tình hình thực tế các địa phương có thể cấm biển.

“Khu vực trung du và miền núi, cần đảm bảo an toàn cho hồ chứa, quản lý địa phương không năm bắt được tình về thực trạng các hồ chứa thủy lợi, đây là nguyên nhân rất nguy hiểm, có thể gây thạm họa cho dạ du khi có vỡ đập”, ông Hoài nói.

Các hồ chứa thủy điện nhỏ hiện một số hồ đã xả tràn, nên Bộ Công Thương cần chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ vấn đề này. “Một số hệ thống thủy điện nhỏ trên sông Mã và một số sông khác đã xả lũ và kiểm soát không chặt chẽ”, ông Hoài nói.

Ông Hoài cũng lưu ý các địa phương chỉ đạo lực lượng xúng kích, kiểm tra những khu vực nguy hiểm, nguy cơ có khả năng sạt lở, lũ quét, đặc biệt túi nước mới hình thành do tắc nghẽn dòng chảy, bởi khi mưa lớn những chỗ này, trở thành dòng lũ rất nguy hiểm.

Mưa lớn cũng sẽ gây ngập lụt, ách tắc kể cả tuyến Quốc lộ 1, đường sắt Bắc-Nam và tỉnh lộ, nên Bộ GTVT cần lưu ý để chỉ đạo hệ thống để sẵn sàng các phương án.

Theo Tiền Phong
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.