Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường năm 2021”: thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 09/11/2021, tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên & Môi trường tổ chức Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường năm 2021”.
Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường năm 2021”: thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Đây là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm tăng cường vài trò của người lao động tại các doanh nghiệp trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm tuyên truyền mạnh mẽ hơn những kiến thức về môi trường đến với công nhân lao động và các doanh nghiệp trong cả nước, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là người lao động tại các doanh nghiệp. Qua đó đưa ra các giải pháp cụ thể khuyến khích các đơn vị sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường; nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng bền vững, triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh,

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua năm 2020. Trong đó,với Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), lần đầu tiên, cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường; tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồng thời được bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) mới cũng đã chỉ rõ những vấn đề về môi trường tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và đưa ra biện pháp cụ thể. Đơn cử như việc cải cách thủ tục hành chính. Luật đã cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20 - 75 ngày; Góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp thông qua các quy định: Thu hẹp đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, hình thành giấy phép môi trường trên cơ sở tích hợp 7 loại giấy phép chuyên ngành…

Diễn đàn cũng là cơ hội trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý môi trường và tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức công đoàn, người lao động trong việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và vận động công nhân viên chức lao động tham gia quản lý, giám sát bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn viên, người lao động có môi trường sống và làm việc trong lành; các cấp công đoàn, đơn vị sự nghiệp và kinh tế công đoàn được tiếp cận, khai thác, sử dụng tài nguyên - môi trường theo các chương trình, dự án phù hợp với quy định của pháp luật.

Các ý kiến đưa ra tại Diễn đàn sẽ được tiếp thu để rút kinh nghiệm, triển khai công tác tuyên truyền Luật môi trường đảm bảo thiết thực, hiệu quả hơn.

Diễn đàn là dịp khẳng định tới đây các cấp công đoàn cả nước sẽ phối hợp tốt hơn với ngành Tài nguyên & Môi trường để tham gia vận động công nhân lao động và các doanh nghiệp thực sự hưởng ứng, có những giải pháp hiệu quả vì môi trường.

Diễn đàn “Công nhân lao động vì môi trường năm 2021”: thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững ảnh 1

Diễn đàn đã ghi nhận nhiều sáng kiến hữu ích.

Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Dương Trung Thành, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT, cho biết, Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ động phát huy vai trò trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, các cấp công đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và vận động công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tham gia quản lý, giám sát bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đoàn viên, người lao động có môi trường sống và làm việc trong lành; các cấp công đoàn, đơn vị sự nghiệp và kinh tế công đoàn được tiếp cận, khai thác, sử dụng tài nguyên - môi trường theo các chương trình, dự án phù hợp với quy định của pháp luật.

Những năm qua, hoạt động chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động được Công đoàn Bộ TN&MT quan tâm thường xuyên. Công đoàn Bộ đã tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động; nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn được cụ thể hóa, đi vào cuộc sống.

Cùng với đó, Công đoàn Bộ TNMT luôn đẩy mạnh hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước. Qua đó, tạo tinh thần đoàn kết, yêu ngành yêu nghề, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phối hợp với các đơn vị tổ chức các hoạt động với nội dung như: Tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động công tác nữ công công đoàn; phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ của Bộ và các đơn vị quan tâm tuyên truyền về giới, khuyến khích, nâng cao vai trò của nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong công tác quản lý, chuyên môn, khoa học công nghệ; khẳng định được vai trò, vị thế về giới của mình trong các lĩnh vực công tác.

Đại diện Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam cho biết đã quy hoạch, sắp xếp lại các công trình sản xuất, chi hàng chục nghìn tỷ đồng để tháo dỡ, di dời khỏi trung tâm các đô thị, khu đông dân cư các nhà máy cơ khí, tuyển than, kho tàng, bến cảng, đường sắt và các cơ sở sản xuất khác, bàn giao cho chính quyền địa phương hàng trăm ha đất tạo điều kiện để mở rộng và phát triển các đô thị, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, cảnh quan các vùng có hoạt động khoáng sản có thể kể đến một số hạng mục quan trọng như: Cải tạo phục hồi môi trường, trồng cây phủ xanh các bãi thải, khai trường các mỏ than, khoáng sản đã kết thúc; Nạo vét hệ thống thoát nước ngăn ngừa nguy cơ đất đá bồi lấp, ngập lụt các khu dân cư; Vận hành 50 trạm xử lý nước thải mỏ với tổng công suất trên 150 triệu m3/năm, đảm bảo xử lý cơ bản toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong sản xuất đảm bảo quy chuẩn môi trường Và truyền dữ liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương; Nhà máy xử lý chất thải nguy hại công nghiệp tại Quảng Ninh với công suất 6.900 tấn/năm, đủ để xử lý lượng chất thải nguy hại phát sinh trong sản xuất của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Đầu tư các tuyến băng tải thay thế ô tô vận chuyển than ra cảng và đến các nhà máy điện; Lắp hệ thống máy phun sương dập bụi cao áp để giảm thiểu lượng bụi phát tán ra môi trường tại một số bãi thải gần khu dân cư; Đổi mới công nghệ khai thác than, khoáng sản theo hướng cơ giới hoá, hiện đại hóa, ít ảnh hưởng đến môi trường…

Với việc chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong những năm vừa qua, TKV đã cơ bản khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường do quá trình khai thác khoáng sản trước đây để lại và xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường mới phát sinh; chất lượng môi trường, cảnh quan các vùng khai thác than, khoáng sản đã có sự cải thiện mạnh mẽ, tạo điều kiện ổn định cho sự phát triển của ngành, góp phần tính cực vào sự phát triển của các địa phương.

Bên cạnh kiên trì thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch, vừa bảo đảm SXKD, TKV tiếp tục ưu tiên các giải pháp bảo vệ môi trường bền vững nhằm đẩy nhanh lộ trình xây dựng “Mỏ xanh, mỏ hiện đại, mỏ sản lượng cao”…góp phần cùng tỉnh Quảng Ninh đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi mục tiêu tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh" một cách bền vững.

Để vận động người lao động tham gia hưởng ứng, các cấp công đoàn trong toàn ngành Than - Khoáng sản đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về bảo vệ môi trường, tích cực đưa các tin, bài, phóng sự tuyên truyền về thông điệp và các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới hàng năm cũng như giới thiệu các mô hình, giải pháp về công tác bảo vệ môi trường của ngành Than - Khoáng sản.

Tổ chức phát động phong trào Sáng - Xanh - Sạch trong doanh nghiệp, tham gia tổng dọn vệ sinh, phát quang cây cỏ, chăm sóc bảo vệ cây xanh; tổ chức các buổi tuyên truyền về an toàn lao động và bảo vệ môi trường nhằm giúp người lao động hiểu hơn về tác động của môi trường nơi làm việc đối với sức khỏe của chính bản thân mình, từ đó mỗi người lao động đều có ý thức tự giác hơn về môi trường trong quá trình làm việc, chủ động học tập nâng cao trình độ, thích ứng với những công nghệ và làm chủ công nghệ mới; có ý thức trong trong tiết kiệm tài nguyên, xử lý các chất thải nguy hại cũng như nâng cao được ý thức từ những việc làm đơn giản nhất trong công việc và sinh hoạt hằng ngày.

Các diễn giả nhận định, nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, nhất là của người đứng đầu đơn vị và sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường; Bảo vệ môi trường phải được thực hiện đồng hành cùng với quá trình sản xuất và phải được thực hiện một cách đồng bộ, khoa học gắn với công tác đổi mới công nghệ và kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất.thì mới đạt được kết quả cao; Các hoạt động tuyên truyền, phát động phong trào thi đua, vận động người lao động tham gia hưởng ứng cần sát thực tiễn, có sức lan toả và gắn được với những việc làm hàng ngày của người lao động thì mới có được ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức của người lao động.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.