Dinh Độc Lập nhìn từ phía hông bên trái.
Theo bà Trần Thị Ngọc Diệp – Giám đốc Hội trường Thống Nhất (số 135 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, TP.HCM), đây là phòng ngủ của ông Nguyễn Văn Thiệu – Tổng thống Việt Nam Cộng hòa và phòng làm việc của ông Nguyễn Cao Kỳ - Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
Theo bà Ngọc, Ban quản lý sẽ dựa vào những hiện vật gốc còn giữ được cùng một số bức ảnh chụp để phục chế lại hiện trạng theo đúng phong cách của những năm 70 của thế kỷ trước, từ đó du khách sẽ phần nào thấy được tính cách của từng người qua việc trang trí hai căn phòng.
Ngoài ra để kỷ niệm 41 ngày thống nhất đất nước, Ban quản lý Dinh Độc Lập cũng sẽ ra mắt một số hoạt động mới như các buổi ngoại khóa chuyên đề dành cho các nhóm, lớp học, hay các câu lạc bộ dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng… để tăng thêm cách tiếp cận, tạo sự chủ động trong khám phá di tích cho các em học sinh.
Chiếc giường ngủ của ông Nguyễn Văn Thiệu tại tầng hầm tòa nhà.
Tiền thân của Dinh Độc Lập (Hội trường Thống Nhất) là dinh Norodom – một tòa nhà theo kiến trúc Châu Âu do người Pháp xây vào năm 1868. Tuy nhiên vào ngày 27/2/1962, hai phi công thuộc phe muốn lật đổ ông Ngô Đình Diệm (khi đó là Tổng thống Việt Nam Cộng hòa) đã ném bom làm sập phần cánh trái của tòa nhà này.
Cùng năm này ông Diệm đã cho xây một tòa nhà mới theo mẫu thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ trên nền tòa nhà cũ. Sau khi hoàn thành công trình có chiều cao 26m với hàng chục phòng chức năng cùng hệ thống hầm ngầm kiên cố cùng các trang thiết bị, nội thất hiện đại.
Ngày 30/4/1975 tại đây đã diễn ra cuộc chuyển giao chính quyền giữa Việt Nam Cộng hòa và chính quyền cách mạng. Kể từ đó đây là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như hội nghị Hiệp thương thống nhất hai miền Nam Bắc và các buổi kỷ niệm lớn.
Ngay trong năm 1976 nơi này đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Từ năm 1990 Dinh Độc Lập bắt đầu mở cửa đón khách tham quan và hiện hàng ngày vẫn đón hàng ngàn lượt người.
Theo Infonet