Triển lãm do Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội chỉ đạo, Bảo tàng Hà Nội chủ trì, Group Đình làng Việt phối hợp.
Trong 9 lần đi điền dã thì Group Đình làng Việt đã 4 lần tổ chức về Xứ Đoài, và sẽ còn tiếp tục nhiều lần nữa trở lại Xứ Đoài bởi, đình làng Xứ Đoài chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số toàn bộ đình làng khu vực châu thổ Bắc bộ. Có thể nói rằng nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của đình Đoài đã mang những đặc trưng riêng không thể lẫn với đình làng Xứ Nam hay Xứ Bắc hoặc Xứ Đông. Nếu thấy giống nhau thì người ta có thể cho rằng kiến trúc ngôi đình đó bị ảnh hưởng của đình Xứ Đoài.
Đình Cả - huyện Sơn Vi - tỉnh Phú Thọ. (ảnh Trần Trung Hiếu). |
Như vậy, trong 2 năm, Đình làng Việt đã tổ chức được hai triển lãm “Đình xứ Đoài’ và “Đình làng Việt – Những điều còn mất” góp phần tuyên truyền giúp công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu hơn về giá trị di sản văn hóa đặc biệt này; đồng thời truyền tải những thông điệp ý nghĩa nhằm thu hút công chúng quan tâm đến di sản, xã hội hóa công tác trùng tu, thu hút những cá nhân, tổ chức, các nhà hảo tâm đứng ra bảo trợ cho công tác trùng tu tôn tạo các di tích.
Đình làng Việt là tổ chức cộng đồng gồm những người yêu văn hóa làng xã của người Việt, với sự tham gia của nhiều chuyên gia văn hóa như nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế, Nguyễn Đức Bình,…Trong đó những cá nhân trực tiếp thực hiện triển lãm “Đình đình xứ Đoài” này là: Trần Trung Hiếu, Nguyễn Hoài Nam, Đinh Quang Trung.
Trong buổi khai mạc triển lãm vào lúc 8h30 ngày 19/11, thành phố Hà Nội cũng trao quyết định của Chủ tịch nước phong tặng Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể lần thứ nhất của Thủ đô.
Triển lãm "Đình làng xứ Đoài" kéo dài tới ngày 15/12/2015.
Xem thêm:
Tiếp tục đồng lòng “gọi” nhà Lang trở lại
Về Phú Xuyên, Hà Nội thăm ngôi đình trên 300 năm cực kỳ độc đáo và hiếm quý