Hiện nay, Khu phố cổ Hội An vẫn được bảo tồn như nguyên trạng một quần thể kiến trúc cổ gồm với các công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ ... Những đường phố chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ với màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động.
Một số di tích tiêu biểu của đô thị cổ Hội An đó là:
Chùa Cầu – biểu tượng của Hội An:
Chùa Cầu nằm tiếp giáp với đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, Hội An. Chùa Cầu mang dáng vóc của kiến trúc Nhật Bản. Những thương nhân của xứ sở hoa anh đào đến đây buôn bán và họ đã xây dựng nên cây cầu này vào giữa thế kỷ 16.
Chùa Cầu - biểu tượng của Di sản văn hóa thế giới Hội An |
Song, do thiên tai địch họa, Chùa Cầu nhiều lần được sửa chữa và trùng tu nên mang đậm kiến trúc phong cách Việt, Trung.Chùa có dáng hình chữ Công, mặt cầu được làm bằng ván gỗ, cong vòng ở giữa, bắt qua con lạch thông qua sông Hoài. Trên cửa chính của cầu có 3 chạm nổi bằng chữ Hán là Lai Viễn Kiều, có nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến. Trên sườn của cầu cũng có một ngôi miếu nhỏ thờ Bắc Đế Trấn Vũ thần chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt theo tín ngưỡng của người Trung Hoa.
Ở hai đầu cầu có đặt hai nhóm tượng khỉ và chó bằng gỗ ngồi chầu. Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về con Cù - một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản và mỗi lần Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất ở những nơi này. Vì thế, ngoài việc xây cầu để phục vụ giao thông, người xưa còn có hàm ý trấn yểm loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình. Chùa Cầu được coi là biểu tượng của Hội An.
Nhà cổ Tấn Ký (10 đường Nguyễn Thái Học, Hội An)
Nhà cổ Tấn Ký, Hội An |
Xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà cổ Tấn Ký có kiểu kiến trúc hình ống - đặc trưng của loại nhà phố Hội An. Nội thất của khu nhà cổ được chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hoá. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý và được trạm trỗ, điêu khắc rất tinh xảo các hình về giao long, hoa quả, bát bửu, dải lụa... thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân.
Nhà cổ Quân Thắng
Nhà cổ Quân Thắng |
>>> Xem thêm:
1. Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội: Trung tâm quyền lực chính trị kiểu châu Á
2. Ngơ ngẩn ngắm non nước mây trời di sản thiên nhiên thế giới Tràng An
3. Huyền tích về Ca trù – Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại