Bất chấp rủi ro địa chính trị gia tăng, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vẫn kỳ vọng vào sự tăng trưởng vững chắc. Ngay cả ở Trung Quốc, nơi tốc độ tăng trưởng tiếp tục chậm lại, tỷ lệ chủ doanh nghiệp kỳ vọng tăng trưởng nhanh đã tăng lên 67% - tỷ lệ cao nhất trong ba nước.
Phấn khích trước những kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhiều giám đốc điều hành tin rằng môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện đôi chút trong một năm tới.
Gần một nửa trong số các doanh nghiệp được khảo sát cho biết chi tiêu đầu tư vốn theo kế hoạch của họ vào năm 2024 sẽ "tăng phần nào" hoặc "tăng đáng kể" so với năm 2023. Đây là một dấu hiệu cho thấy thái độ tích cực của các doanh nghiệp về triển vọng của năm 2024.
Mặt khác, nhiều người lại bày tỏ lo ngại về triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc. Trong một cuộc thăm dò ý kiến của các chuyên gia kinh tế theo dõi Trung Quốc, ước tính tăng trưởng trung bình của GDP thực tế vào năm 2024 của nước này là 4,6%.
Do đà suy thoái của thị trường bất động sản và mức chi tiêu giảm của người tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dự kiến sẽ ở mức dưới so với năm 2023.
Khi được hỏi nền kinh tế Trung Quốc đang chậm lại sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các công ty của họ, 75,8% lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản và 60,4% lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết điều đó sẽ “làm giảm lợi nhuận”.
Đà suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc sẽ có tác động lớn đến các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc.
Năm 2024 cũng sẽ diễn ra nhiều cuộc bầu cử bản lề như tại Mỹ và Nga. Khoảng 75% lãnh đạo doanh nghiệp ở Nhật Bản và Hàn Quốc coi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là sự kiện quan trọng nhất năm 2024.
Chỉ có 22% chủ doanh nghiệp Trung Quốc có quan điểm tương tự như vậy. Trong khi gần một nửa các giám đốc tại Trung Quốc hướng sự chú ý tới xu hướng toàn cầu ngày càng tăng trong việc điều chỉnh các công ty công nghệ lớn, bao gồm Google và Apple.