Doanh nhân tài ba, quốc gia hưng thịnh

(Ngày Nay) - Hội nhập khiến thị trường ngày càng bị san phẳng, buộc các doanh nhân Việt phải tự thay đổi hoặc cần vài cú hích mạnh để thay đổi. Có như vậy khát vọng về việc Việt Nam có những đầu tàu mạnh mẽ, trở thành đối thủ xứng tầm với doanh nghiệp nước ngoài mới thành hiện thực.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm ngoại kỳ vọng, với sự bùng nổ kỳ lân ở Đông Nam Á, sau VNG, Việt Nam sẽ có thêm vài kỳ lân mới. Ảnh: Đức Thanh
Các quỹ đầu tư mạo hiểm ngoại kỳ vọng, với sự bùng nổ kỳ lân ở Đông Nam Á, sau VNG, Việt Nam sẽ có thêm vài kỳ lân mới. Ảnh: Đức Thanh

1. Ngày càng có nhiều doanh nhân Việt nổi danh. Tài năng của họ không những được cộng đồng doanh nhân và xã hội Việt Nam công nhận, mà còn được thế giới vinh danh. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup trở thành tỷ phú Việt đầu tiên được “làng” tỷ phú thế giới thừa nhận

Danh sách này đang được nối dài khi Việt Nam có thêm 3 tỷ phú được gọi tên là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Hãng hàng không VietJet; ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải và ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát.

Bên cạnh đó, có những doanh nhân chưa phải tỷ phú USD, nhưng từ lâu cũng được khu vực châu Á tôn vinh như ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, là doanh nhân Việt đầu tiên có ảnh hưởng nhất tại Đông Nam Á; ông Đặng Lê Nguyên Vũ, được mệnh danh là “Vua cà phê Việt Nam”; bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk; bà Phạm Thị Việt Nga, được coi là “linh hồn” của Dược Hậu Giang; bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH; bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch SeABank; bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE)…

Đó chỉ là một số gương mặt nổi bật trong tổng số khoảng 700.000 doanh nghiệpViệt Nam đang hoạt động. Bên cạnh đó, làn sóng start-up đang nổi lên ở Việt Nam, với nhiều thương vụ gọi vốn khủng (kể cả gọi vốn bằng tiền ảo) từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Có thể kể đến những cái tên như Momo 28 triệu USD, Kyber Network (52 triệu USD trong vài giờ), Tiki (18 triệu USD), GotIt! (9 triệu USD) hay Vntrip (3 triệu USD)…

Chính phủ cần đặt niềm tin vào thế hệ doanh nhân trẻ, tạo điều kiện để họ thể hiện mình, chỉ khi đó mới có nhiều doanh nhân trẻ thành công.  

Một số start-up mang trong mình khát vọng thành start-up kỳ lân (những công ty khởi nghiệp chưa niêm yết trị giá trên 1 tỷ USD). Nếu nhìn vào quy mô sản phẩm, thị trường, đội ngũ cộng sự của các start-up, thì không có nhiều cơ hội đến với họ. Song các quỹ đầu tư mạo hiểm ngoại vẫn kỳ vọng, với sự bùng nổ kỳ lân ở Đông Nam Á, sau VNG, Việt Nam sẽ có thêm vài kỳ lân mới. 

Cuộc chơi hội nhập ngày càng khiến thị trường bị san phẳng. Ngoài Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và hàng loạt hiệp định thương mại thế hệ mới, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã hình thành… Điều đó cho thấy viễn cảnh gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp Việt Nam vẫn loay hoay với tầm nhìn hướng đến hơn 93 triệu dân Việt Nam hay 600 triệu dân của AEC, rồi xa hơn nữa là 7,5 tỷ người của thế giới. Trong khi đó, các nước láng giềng đã có những bước chuẩn bị tích cực, với sự hỗ trợ tối đa của chính phủ, đặc biệt là Singapore, Thái Lan, Malaysia..., để đón đầu cơ hội lớn này.

Trên thực tế, trải qua nhiều gian khổ, doanh nhân Việt Nam đã xác lập được vị thế của mìnhtrong đời sống kinh tế - xã hội. Họ đã có tư duy toàn cầu từ lâu khi có tham vọng vươn ra thị trường thế giới. Viettel, Hoàng Anh Gia Lai, FPT, Vinamilk, Thế giới Di động… là dấu ấn của Việt Nam trên thị trường khu vực. Chỉ có điều, trên con đường này, họ còn gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, quản trị, tìm hiểu về thị trường nước bản địa, thiếu tính liên kết…

Theo ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu (GIBC), đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới còn hạn chế, dẫn đến việc không tận dụng được các ưu đãi và cơ hội, đồng thời chưa lường trước được những rủi ro và thách thức khi Việt Nam mở cửa. Chỉ có một số ít doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã có những bước chuẩn bị nhất định cho cuộc chơi.

Việt Nam không có quyền lựa chọn có tham gia hội nhập hay không, mà buộc phải tham gia và coi đây là cơ hội tốt nhất để tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, từ Nhà nước cho tới bản thân từng doanh nghiệp.

2. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại thế giới đang có sự so kè mạnh mẽ giữa Mỹ và Trung Quốc, môi trường kinh doanh tại Việt Nam, cũng như những thị trường xuất khẩu lớn của doanh nghiệp cũng bị xáo trộn. Thời điểm này, cạnh tranh cả trên thị trường trong và ngoài nước trở thành đề tài “nóng” tại nhiều doanh nghiệp.

Công ty cổ phần Vicostone là một trong 4 công ty lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất đá thạch anh trên thế giới, nhưng câu chuyện về sự cạnh tranh được nhắc nhiều với Công ty trong năm nay khi các doanh nghiệp Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách để chiếm lĩnh thị trường đá thạch anh trên thế giới.

Ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Vicostone cũng nhiều lần nói về mối nguy này và dù hiện Vicostone vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu, nhưng chỉ sang năm sau, các công ty Trung Quốc sẽ đuổi kịp về công nghệ. Năm nay, Vicostone chính thức quay lại chinh phục người tiêu dùngtrong nước, khi phủ sóng ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng.

“Tôi thấy đó không phải là vấn đề lớn. Việc có đối thủ cạnh tranh là tốt, vì phải có đối thủ cạnh tranh, chúng ta mới cải tiến và thay đổi được. Nếu không, chúng ta tưởng mình đã tốt rồi và không cải tiến gì, thì sự phát triển sẽ không bền vững”, ông Năng nói.

Khi các hiệp định thương mại tự do đã, đang, sắp có hiệu lực, có lẽ lĩnh vực cạnh tranh dữ dội nhất là hàng tiêu dùng. Ở địa hạt này, tên tuổi Việt mạnh nhất là Masan Consumer thuộc Masan Group. Ông Trương Công Thắng, Chủ tịch Công ty khẳng định: “Dù muốn hay không, một ngày nào đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ dẫn đầu ngành tiêu dùng. Vì chỉ có công ty Việt Nam mới hiểu rõ được nhu cầu người Việt Nam”.

Theo ông Thắng, từ năm 2019 trở đi, Masan Consumer sẽ lấn sân thêm vào lĩnh vực sản phẩm chăm sóc cá nhân, dược phẩm, sữa. Lý giải về việc sẽ lấn sân vào những mảng đang có rất nhiều đối thủ nắm giữ, ông Thắng cho rằng, Công ty đang đứng thứ 2 về thị phần mảng tiêu dùng với mức tăng trưởng ổn định mỗi năm, song chưa bao giờ thấy thỏa mãn. Ngoài ra, dư địa tăng trưởng cho doanh nghiệp Việt Nam trên sân nhà còn nhiều.

Mỗi khi tham gia kinh doanh lĩnh vực mới, Masan Consumer thường dựa vào hai tiêu chí: phù hợp với chiến lược, thế mạnh của mình và thị trường có cơ hội xây dựng nhãn hiệu rất lớn mà các doanh nghiệp khác chưa phát hiện ra. Theo ông Thắng, Masan Consumer đã mất đến 4 năm để phát hiện, xây dựng mô hình kinh doanh và đi tìm kiếm cơ hội.

3. “Đổi mới hay là chết?” là câu hỏi mà ông Võ Quang Huệ, Phó tổng giám đốc Vinfast  (Vingroup) rất thích. Song sau khi trải qua nhiều chức vụ trong và ngoài nước, ông nhận ra rằng, không thể đợi đến thời điểm “đổi mới hay là chết” mới thay đổi, mà phải liên tục đổi mới và không ngừng cải tiến. Bởi lâu nay, sai lầm chỉ được nhận ra khi kịch bản phá sản cận kề. Bài học của hàng loạt “ông lớn” trên thế giới vẫn còn đó và chuyện các lô hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị trả về do tồn dư chất cấm, thủy, hải sản đóng gói thiếu trọng lượng... vẫn là những bài học nhãn tiền cho doanh nghiệp.

Trong thời hội nhập, lớp doanh nhân hiện nay có nhiều thuận lợi cơ bản, đa số đều được đào tạo bài bản, rèn luyện bản lĩnh, va chạm thực tế, trưởng thành trong cái khó. Tuy nhiên, đây là cuộc đua đường trường, cần cả trí tuệ, sức lực và các nguồn lực khác. Để bước vào “sân chơi” mới một cách chững chạc, ngoài nhiệt huyết, tính tự tôn dân tộc, phải trang bị cho mình kiến thức cơ bản về thương mại quốc tế.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh, doanh nghiệp không chỉ đào tạo kiến thức, tay nghề, mà cả văn hóa kinh doanh. Kiến thức sách vở nếu thiếu thì có thể bổ sung, nhưng kỹ năng và văn hóa làm kinh doanh thiếu thì không thể hội nhập, doanh nghiệp rất khó liên kết. “Thách thức chính đó lại không được nhìn ra, hoặc nhìn ra mà không được đặt lên bàn phân tích”, ông Khánh nói.

Lớp doanh nhân “có tên” trên thương trường hiện nay hầu hết đã “có tuổi”, phần nào giảm sút nhiệt huyết kinh doanh, đó là quy luật tự nhiên khó tránh khỏi. Muốn khắc phục điều này, phải gấp rút đào tạo một thế hệ doanh nhân trẻ và chuyển giao trách nhiệm cho họ. Lớp trẻ có lợi thế về ngoại ngữ, năng động và nhiệt huyết, quản trị hiện đại. Cái họ thiếu là kinh nghiệm, vốn và định hướng từ các cơ quan chức năng. Chính phủ cần đặt niềm tin vào họ, tạo điều kiện để họ thể hiện mình, chỉ khi đó mới có nhiều doanh nhân trẻ thành công.

Dù doanh nhân Việt còn nhiều vùng trũng, nhưng phía trước là bầu trời, vấn đề còn lại là sức mạnh, sự nỗ lực của doanh nghiệp, cũng như niềm tin đặt đúng chỗ mà thôi…

Theo Báo Đầu tư

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?