Độc đáo lễ hội Quảng Chiếu thất truyền hơn 1.000 năm

Tối ngày 1/5, lễ hội Quảng Chiếu đã được phục chiếu bên bờ sông Hương sau 1.000 năm thất truyền.
Độc đáo lễ hội Quảng Chiếu thất truyền hơn 1.000 năm

Theo các tư liệu lịch sử, lễ hội Quảng Chiếu tồn tại từ thời Lý, Trần đã mang nhiều đặc tính văn hóa, tâm linh truyền thống. Trải qua nhiều biến động, lễ hội đèn Quảng Chiếu đã bị mai một.

Tại Festival Huế 2016, lễ hội đèn Quảng Chiếu được phục dựng theo hình thức xã hội hóa, hướng đến cộng đồng. Buổi lễ thu hút hàng ngàn nhân dân, du khách thập phương cùng các chư tôn, tăng ni, phật tử khắp nơi về tham gia hưởng ứng.

Độc đáo lễ hội Quảng Chiếu thất truyền hơn 1.000 năm ảnh 1

Hình ảnh ngọn Thiên đăng cao gần 30m tọa lạc bên dòng sông Hương thơ mộng.

Lễ hội Quảng Chiếu lần này được tổ chức nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, đất nước thanh bình, nhân dân được an cư lạc nghiệp, chúng sinh an lành hạnh phúc. Và đây là lễ hội mang nhiều ý nghĩa văn hóa, lịch sử, tôn giáo được phục dựng sau hơn 1.000 năm thất truyền.

Độc đáo lễ hội Quảng Chiếu thất truyền hơn 1.000 năm ảnh 2
Độc đáo lễ hội Quảng Chiếu thất truyền hơn 1.000 năm ảnh 3

Chương trình nghệ thuât trong buổi diễn tham gia lễ hội Quảng Chiếu.

Lễ hội đèn Quảng Chiếu do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Thừa Thiên Huế tổ chức, là tâm nguyện của các chư tôn, tăng ni, phật tử được thể hiện qua các nghi lễ tâm linh kết hợp với biểu diễn nghệ thuật bằng “vũ điệu” lục cúng hoa đăng.

Độc đáo lễ hội Quảng Chiếu thất truyền hơn 1.000 năm ảnh 4

Độc đáo lễ hội Quảng Chiếu thất truyền hơn 1.000 năm ảnh 5

Nhiều bậc Hòa thượng, Thượng tọa mang trọng trách điều hành buổi lễ, cùng các chư tôn, tăng, ni phật tử, người dân địa phương và du khách đến chiêm ngưỡng lễ hội độc đáo sau hơn 1.000 năm thất truyền

Trong nghi lễ được tái hiện lần này, có 4 cây thiên đăng được bố trí cách mặt đất 30m, 9 ngọn địa đăng, 710 thủy đăng tượng trưng cho chủ đề của festival 710 năm Thuận Hóa- Phú Xuân- Thừa Thiên Huế. Đồng thời, lễ hội lần này cũng xuất hiện nhiều nghi lễ đặc thù mang phong cách tín ngưỡng Phật giáo.

Độc đáo lễ hội Quảng Chiếu thất truyền hơn 1.000 năm ảnh 6

Một trong những ngọn đèn lòng thả lên trời, với dòng chữ cầu mong chúng sanh an lạc.

Được biết, trước đó trong dịp kỷ niệm 1.000 Thăng Long, việc phục dựng lễ hội đèn Quảng Chiếu cũng được các nhà nghiên cứu đưa ra tranh luận. Việc phục dựng một phần lễ hội đã bị thất truyền từ lâu, là công việc khó khăn được ban tổ chức nỗ lực hoàn thành nhằm quảng bá nghi lễ Phật giáo.

Đặc biệt, cho đông đảo du khách, bạn bè quốc tế chiêm ngưỡng. Bên cạnh đó, lễ hội Quảng Chiếu góp phần tạo một không gian văn hóa riêng trong chuỗi sự kiện văn hóa, nghệ thuật trong dịp Festival lần này.

Độc đáo lễ hội Quảng Chiếu thất truyền hơn 1.000 năm ảnh 7
Độc đáo lễ hội Quảng Chiếu thất truyền hơn 1.000 năm ảnh 8
Độc đáo lễ hội Quảng Chiếu thất truyền hơn 1.000 năm ảnh 9

Việc thực hiện lễ hội Quảng Chiếu là nhằm khôi phục lại các giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần cùng nhân dân xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc. Qua đó, rèn giũa tình thần yêu nước, đoàn kết trong nhân dân, cùng xây dựng quê hương ngày càng văn minh, đẹp giàu.

Đình Tuấn - Phi Hoàng

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?